Doanh nhân Nguyễn Thu Hà - GĐ Công ty CP Ozone Quốc tế: Trong họa có phúc

Các chuyên gia kinh tế nhận định, dịch bệnh Covid-19 có tác động rất mạnh, thậm chí là nghiêm trọng đến kinh tế Việt Nam bởi tác động của nó là nhiều chiều lên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.
Doanh nhân Nguyễn Thu Hà - GĐ Công ty CP Ozone Quốc tế: Trong họa có phúc

Trong đó khu vực dịch vụ là khu vực bị tác động mạnh nhất, đặc biệt là các nhóm ngành liên quan đến du lịch, vận tải, lưu trú và ăn uống.

"Nhận định này đã thể hiện rõ ở doanh nghiệp (DN) của chúng tôi" - Doanh nhân Nguyễn Thu Hà - GĐ Công ty CP Ozone Quốc tế cho biết khi trao đổi với Thương Gia.

Bà Hà cho biết, là DN chuyên nhập khẩu các mặt hàng từ Đức, hàng hoá được chuyển về Việt Nam thông qua các chuyến bay, trong khi đó dịch Covid-19 không chỉ hoành hành mạnh tại Trung Quốc và các nước lân cận mà đã phủ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là lây lan nhanh ở châu Âu trong đó có Đức. Chính vì thế các chuyến bay từ Đức về Việt Nam đã giảm mạnh, cộng với đó là sự kiểm dịch gắt gao nên ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian nhận hàng và giao hàng cho khách, khiến cho doanh thu của DN bị sụt giảm đáng kể.

"Việt Nam là một trong những nước kiểm soát dịch Covid-19 khá tốt so với các nước khác, tuy nhiên sự kiểm soát quá sát và chặt gây ảnh hưởng ngay đến một số ngành nghề dẫn đến các DN đều bị ảnh hưởng chung. Do đó tôi mong các cấp ngành có cơ chế kịp thời để đồng thời kiểm soát dịch bệnh tốt mà vẫn có lưu thông để kinh tế không bị ảnh hưởng quá mạnh" - CEO Ozone Quốc tế kiến nghị.

Tuy nhiên bà Hà cũng cho rằng, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19 nhưng bà thấy “trong họa có phúc”. "Đây là dịp DN chúng tôi tự nhìn lại mình để thanh sàng lọc, kiểm soát lại bộ máy nhân sự; có thời gian hơn để đào tạo, chuẩn lại quy trình và có định hướng phát triển, lối đi mới… Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đã giúp DN chúng tôi có thêm rất nhiều kinh nghiệm để đối phó với khủng hoảng" - Bà Hà chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.