Doanh thu bất động sản giảm mạnh, Hà Đô vẫn lãi sau thuế 1.040 tỷ đồng sau 9 tháng

Về cơ cấu doanh thu của Hà Đô, chiếm tỷ trọng lớn nhất là thuỷ điện, điện mặt trời và điện gió hơn 1.463 tỷ đồng; còn tỷ trọng đóng góp của mảng bất động sản giảm mạnh so với cùng kỳ xuống còn gần 32%, đạt hơn 796 tỷ đồng, giảm 41%.
Doanh thu bất động sản giảm mạnh, Hà Đô vẫn lãi sau thuế 1.040 tỷ đồng sau 9 tháng

Theo báo cáo tài chính quý III/2022 vừa công bố của CTCP Tập đoàn Hà Đô (Hà Đô, Mã: HDG), 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp đem về hơn 2.492 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng nhẹ so với cùng kỳ và gần 1.040 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (LNST), tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng LNST của cổ đông công ty mẹ gần 873 tỷ đồng, tăng 53%.

Doanh thu bất động sản giảm mạnh

Xét về cơ cấu doanh thu, chiếm tỷ trọng lớn nhất (gần 42%) là từ thủy điện, điện mặt trời và điện gió với hơn 1.463 tỷ đồng, cao gấp đôi cùng kỳ 2021. Đáng chú ý, tỷ trọng đóng góp của mảng bất động sản giảm mạnh so với cùng kỳ xuống còn gần 32%, đạt hơn 796 tỷ đồng, giảm 41%. Doanh thu dịch vụ khách sạn cùng với doanh thu cung cấp dịch vụ và cho thuê bất động sản đầu tư ghi nhận hơn 260 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ.

Về hoạt động tài chính, doanh thu trong kỳ tăng đột biến từ hơn 19 tỷ lên gần 124 tỷ đồng, chủ yếu do lãi tiền gửi, tiền cho vay tăng và phát sinh thêm doanh thu hoạt động tài chính khác. Song, chi phí cho mảng này cũng tăng 40% lên gần 386 tỷ đồng, chủ yếu do khoản lãi vay tăng.

Riêng trong quý III, Hà Đô ghi nhận doanh thu thuần tăng 32% so với cùng kỳ, lên gần 838 tỷ đồng và LNST tăng 25% lên hơn 310 tỷ đồng. Biên lãi gộp giảm từ 65% về 60%.

Doanh nghiệp này cho biết, lợi nhuận quý này tăng là do doanh thu từ mảng năng lượng tăng mạnh so với cùng kỳ, trong khi các lĩnh vực khác vẫn duy trì ổn định.

Vốn chủ sở hữu của Hà Đô đạt 6.465 tỷ đồng

Tại ngày 30/9, tổng tài sản của Hà Đô đạt gần 15.870 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Trong đó, khoản phải thu ngắn hạn giảm từ 1.713 tỷ đồng về hơn 1.683 tỷ đồng (trong đó, 1.064 tỷ đồng là khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng). Tiền và các khoản tương đương tiền giảm từ hơn 230 tỷ đồng về hơn 185 tỷ đồng.

Lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn của Hà Đô giảm từ gần 197 tỷ đầu năm về hơn 165 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có khoản đầu tư trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi giá trị 518 tỷ đồng và khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn hơn 340 tỷ đồng.

Giá trị hàng tồn kho tăng 13% so với đầu năm lên gần 1.540 tỷ đồng, chủ yếu tăng giá trị các công trình xây dựng dở dang và hàng hóa.

Ngoài ra, doanh nghiệp có 792 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản dở dang, tập trung chủ yếu tại hai dự án là Khu đô thị Linh Trung (hơn 490 tỷ đồng), Khu nghỉ dưỡng Bảo Đại (hơn 189 tỷ đồng),…

Về nguồn vốn, nợ phải trả tại ngày kết thúc quý III/2022 đạt 9.405 tỷ đồng, giảm 10% so với đầu năm. Một phần nguyên do là nợ vay suy giảm (giảm 10%) còn 6.594 tỷ đồng; trong đó: vay ngắn hạn 950 tỷ đồng, giảm 26%, vay dài hạn 5.644 tỷ đồng, giảm 7%. Khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn cũng giảm 12%, còn 1.044 tỷ đồng.

Với vốn chủ sở hữu 6.465 tỷ đồng, tăng 20% so với đầu năm, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của Hà Đô là 1,45 lần.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...