Doanh thu tháng 5 của Sao Ta thấp nhất kể từ đầu năm

Hết tháng 5, doanh thu hợp nhất của Thực phẩm Sao Ta đạt 10,9 triệu USD và đây là tháng có kết quả thấp nhất kể từ đầu năm 2023 của doanh nghiệp.
Doanh thu tháng 5 của Sao Ta thấp nhất kể từ đầu năm

Theo thông tin công bố từ Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (mã chứng khoán: FMC), doanh thu hợp nhất tháng 5 của Sao Ta giảm 44% so với cùng kỳ năm trước, đạt 10,9 triệu USD, lũy kế 5 tháng đầu năm đạt 68,1 triệu USD (tương ứng khoảng hơn 1.600 tỷ đồng).

Về kết quả sản xuất, tháng 5/2023, Sao Ta đã sản xuất 2.761 tấn tôm thành phẩm, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước, 123 tấn nông sản thành phẩm, giảm 61%. Bên cạnh đó, sản lượng tiêu thụ tôm thành đạt 948 tấn, giảm 61%; nông sản thành phẩm đạt 115 tấn, giảm 19%.

Nhìn lại kết quả kinh doanh trong quý 1/2023, Sao Ta ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.008 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ. Dù vậy, công ty vẫn báo lãi ròng tăng 7% lên gần 44 tỷ đồng, thực hiện 11% kế hoạch lợi nhuận đề ra.

Trong năm 2023, Sao Ta đặt kế hoạch đạt 5.900 tỷ đồng doanh thu tiêu thụ hợp nhất, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 400 tỷ đồng. Như vậy, với kết quả ước tính 5 tháng đầu 2023, Sao Ta đã hoàn thành 27% so với kế hoạch đặt ra.

Tại đại hội đồng cổ đông 2023, ban lãnh đạo FMC cho biết hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ khởi sắc từ đầu quý 3/2023, tác động chủ yếu đến từ các thị trường xuất khẩu.

Từ cuối năm 2020, nhận thấy chi phí logistics tăng quá cao, Sao Ta đã chuyển hướng đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực châu Á, trong đó có Nhật Bản là thị trường trọng điểm. Riêng quý 1/2023, thị trường Nhật chiếm hơn 40% tổng doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp. Mặt khác, FMC mới có thêm vùng nuôi chuẩn ASC sẽ là nền tảng thâm nhập vào thị trường EU.

Sao Ta
Cổ phiếu của FMC của Sao Ta đang ở mức 41.900 đồng/cổ phiếu

Trong một báo cáo mới đây của Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam, năm 2023, việc xuất khẩu sang các thị trường chiến lược và mở rộng công suất có thể giúp sản lượng xuất khẩu tôm của FMC tăng 15% so với năm 2022 và bù đắp mức giảm giá bán trung bình -3,5% so với năm trước, giúp doanh thu tôm tăng 5,4%.

Theo đó, các chuyên gia KIS Việt Nam kỳ vọng, năm 2023, FMC sẽ tiếp tục mở rộng thị trường Nhật Bản và giành thêm thị phần tại thị trường EU và ước tính doanh thu sang thị trường Mỹ có thể giảm 7,5%.

Được biết, Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta có tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước, thành lập năm 1996 với lĩnh vực chính là chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu. Năm 2003, công ty được cổ phần hóa và tháng 12/2006 chính thức niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán HOSE với mã cổ phiếu là FMC.

Trên sàn chứng khoán, giá cổ phiếu của FMC ở mức 41.900 đồng/cổ phiếu, tăng 23% so với đáy ngắn hạn phiên 16/3 và giảm 40% so với đỉnh lịch sử 69.500 đồng/cổ phiếu phiên 7/6/2022.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...