Dồn dập chuyển nhượng cổ phần tại Cienco 1

Cuối năm 2016 và đầu năm 2017, hàng loạt giao dịch mua bán cổ phần đã diễn ra tại Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 - CTCP (Cienco 1). Là nhà thầu hàng đầu trong lĩnh vực hạ tầng, mọi biến
Dồn dập chuyển nhượng cổ phần tại Cienco 1

Bộ 3: Yên Khánh - Khánh An - An Hiền

Cienco 1 được IPO vào ngày 21/3/2014 với khối lượng chào bán là 16.183.500 cổ phần và mức giá khởi điểm là 10.000 đồng/CP. Toàn bộ số cổ phần nêu trên đã được bán hết, thu về hơn 161 tỷ đồng. Đến cuối năm 2014, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục thoái toàn bộ 35% vốn nhà nước. Đến thời điểm giữa năm 2015, cổ đông lớn nhất của Cienco1 là Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Yên Khánh (nắm 35,58%).

Nửa cuối năm 2015, nhiều giao dịch lớn đã diễn ra. Tháng 8/2015, cổ đông chiến lược - Công ty HASSYU Nhật Bản đã bán toàn bộ 11% cổ phần. Tháng 12/2015, Công ty Yên Khánh bán 7% cổ phần cho Công ty CP Thương mại nước giải khát Khánh An. Công ty TNHH Thiết bị xây dựng Hồng Hà mua thêm 3.460.000 cổ phần, nâng tỷ lệ nắm giữ lên gần 24,6 %.

Cuối năm 2016, đầu 2017, cơ cấu các cổ đông lớn của Cienco 1 tiếp tục biến động. Ngày 28/12/2016, cổ đông lớn Hồng Hà hoàn tất giao dịch bán toàn bộ số cổ phần đang nắm giữ tại Cienco 1 cho nhà đầu tư mới là Công ty CP An Hiền. Sau giao dịch này, An Hiền trở thành cổ đông lớn của Cienco 1 với gần 24,6% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Nửa tháng sau, ngày 12/1/2017, từ cổ đông lớn nắm giữ 12,21% cổ phần, SHS chính thức hoàn thành giao dịch bán hết số cổ phiếu đang nắm giữ tại Cienco 1 với tổng số 8.547.700 cổ phiếu cho Công ty Khánh An. Có thêm số cổ phiếu này, Khánh An từ nắm giữ 7% lên 19,21% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tại Cienco 1.

Cùng với sự rút lui của 2 cổ đông lớn Hồng Hà và SHS, rất nhiều cổ đông cá nhân cũng bán hết cổ phiếu tại Cienco 1, trong đó có các thành viên trong gia đình nguyên Chủ tịch HĐQT Cấn Hồng Lai. Ông Vương Đức Thọ, Phó Tổng giám đốc Cienco 1 cũng bán hết cổ phần. Ông Cấn Hồng Lai cũng nhanh chóng rời khỏi chức vụ Chủ tịch HĐQT Cienco1 sau những hoạt động bán hết cổ phần. Đến thời điểm này, Yên Khánh, An Hiền và Khánh An là những cổ đông lớn nhất của Cienco 1 với tỷ lệ nắm giữ cổ phần lần lượt là 28,28%, 24,6% và 19,21%. 

Kinh doanh trầm lắng

Năm 2016, Cienco 1 đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 4.500 tỷ đồng và 72 tỷ đồng.
Những thay đổi về mặt nhân sự chủ chốt (tháng 7/2016 ông Đinh Văn Thanh ngồi vào ghế Tổng giám đốc thay ông Quách Bá Vương được bổ nhiệm tháng 10/2015) và biến động cổ đông lớn chưa tạo ra chuyển biến đáng kể nào về hiệu quả kinh doanh của Cienco 1. Cụ thể, căn cứ báo cáo tài chính hợp nhất năm 2015, Cienco 1 lãi ròng 76,8 tỷ đồng (phần dành cho cổ đông công ty mẹ), giảm 16,2%. Trong năm 2015, Cienco 1 gánh khoản lỗ 72,7 tỷ đồng từ các công ty liên kết, liên doanh. Tổng tài sản cuối năm 2015 của Cienco 1 là 4.650 tỷ đồng, giảm 355 tỷ đồng so với đầu năm. Khoản mục sụt giảm đáng kể nhất của Công ty trong năm 2015 là số dư tiền và tương đương tiền, từ mức 846,7 tỷ đồng xuống còn 312 tỷ đồng (giảm 535 tỷ đồng).

Năm 2016, Cienco 1 đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 4.500 tỷ đồng và 72 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức giữ nguyên mức 9% như năm 2015, được chi trả bằng tiền mặt.

Quý III/2016 chứng kiến sự sụt giảm trong kết quả kinh doanh của Cienco 1. Theo báo cáo tài chính hợp nhất, quý III/2016 doanh nghiệp đạt 21,552 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong khi cùng kỳ đạt 25,6 tỷ đồng. Kết quả kém khả quan trong quý III cũng góp phần khiến lợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng năm 2016 của Cienco 1 chỉ đạt 45,8 tỷ đồng trong khi cùng kỳ đạt 61,8 tỷ đồng.

Theo giải trình của Công ty, năm 2016 là năm khó khăn của khối xây dựng cơ bản trong đó có Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc. Do thị trường giảm sút nên doanh thu của Cienco 1 giảm đáng kể.

Không chỉ kinh doanh sa sút, Cienco 1 còn không đăng ký giao dịch hoặc niêm yết cổ phiếu sau cổ phần hóa. Mặc dù cổ phần hóa năm 2014, đến nay doanh nghiệp này chưa giao dịch tại UPCoM hoặc sàn niêm yết nào. Được biết, cách đây không lâu một số cổ đông đã bức xúc khi gặp bất lợi trong việc giao dịch cổ phiếu Cienco 1 trên thị trường chứng khoán tự do.

Theo Việt Thắng/Báo Đấu thầu 

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...