Dòng chảy kinh doanh cần được khai thông khẩn trương mới có thể chiến thắng “Covid kinh tế”

Ts. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh điều này khi nói về giải pháp tái khởi động nền kinh tế.
Dòng chảy kinh doanh cần được khai thông khẩn trương mới có thể chiến thắng “Covid kinh tế”

Ông Lộc phân tích hiện nay, các nhà máy sản xuất đã được tiếp tục, công trường đã mở cửa trở lại nhưng nếu lưu thông hàng hóa vẫn bị cấm đoán hay hạn chế, các cửa hàng cửa hiệu không được mở, giao thông vận tải vẫn ách tắc thì chuỗi cung ứng vẫn bị đứt đoạn, nền kinh tế vẫn trì trệ.

"Chậm dỡ bỏ các biện pháp “ngăn sông, cấm chợ” thì chẳng khác nào chúng ta một tay bơm tiền giải cứu còn tay kia vẫn hạn chế thị trường và hệ quả là các chính sách không đồng hướng, triệt tiêu nhau và doanh nghiệp không thể trở lại lại kinh doanh như kỳ vọng. Dòng chảy kinh doanh cần được khai thông khẩn trương để sớm trở lại trạng thái bình thường", ông nhấn mạnh.

Vì vậy, Chủ tịch VCCI đề nghị cho phép các cửa hàng, cửa hiệu được mở lại, phần lớn các hoạt động dịch vụ được khôi phục, du lịch nội địa được tiếp nối, giao thông nội địa được thông suốt, các đường bay nội địa được hoạt động trở lại bình thường trên cơ sở bảo đảm các điều kiện giãn cách xã hội theo quy định của ngành y tế như: đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn.

Ông cũng cho hay các nền kinh tế trên thế giới dù đang còn chật vật trong phòng chống dịch bệnh và khống chế lây nhiễm nhưng vẫn đang khẩn trương chuyển trạng thái, mở cửa lại thị trường. Vì vậy, Việt Nam đừng để mất cơ hội khi chúng ta đã đi trước trong phòng chống dịch bệnh nhưng có thể lại là “người đến sau” trong tái khởi động và phục hồi nền kinh tế. "Chúng ta đang chiến thắng “Covid y tế”, hy vọng rằng chúng ta cũng sẽ chiến thắng “Covid kinh tế”, ông Lộc bày tỏ.

Theo khảo sát của VCCI, 50% doanh nghiệp có thể không tồn tại được sau 6 tháng nữa. Với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tỷ lệ chết sẽ cao hơn. Trong Covid-19, rất nhiều doanh nghiệp đã ngấp nghé phá sản , nay nếu còn "ngăn sông cấm chợ", hạn chế hoạt động, thì chỉ sau 3 tháng, số doanh nghiệp "chết" sẽ rất nhiều.

"Cuộc chiến chống dịch lần này không biết kéo dài đến bao giờ. Giờ Việt Nam có thể khống chế tốt dịch đi nữa, nhưng các nước khác trên thế giới chưa khống chế được, thì Việt Nam cũng chưa thoát khỏi được dịch bệnh. Nếu như vậy, phải chuyển sang một trạng thái khác là kinh doanh an toàn", ông Lộc đề nghị.

Để phối hợp thống nhất, hài hoà nỗ lực của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp trên “mặt trận thứ hai” rất gian nan này, Chủ tịch VCCI đề nghị thành lập ngay Ban chỉ đạo và Tổ công tác Tái khởi động nền kinh tế và phục hồi doanh nghiệp của Chính phủ do Thủ tướng là “Tư lệnh mặt trận”- Trưởng ban chỉ đạo.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...