DongABank không được chấp thuận tăng vốn

Phương án chào bán cổ phần để bổ sung vốn điều lệ của DongA Bank không được thông qua tại ĐHĐCĐ bất thường khi chỉ có 63% số cổ đông đồng ý.
DongABank không được chấp thuận tăng vốn

Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) vừa tiến hành họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2019 để bàn về phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ nhằm đảm bảo vốn điều lệ theo pháp định. Đây là phiên họp đầu tiên kể từ khi DongA Bank bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ tháng 8/2015. 

Nguyên nhân là do nguồn vốn chủ sở hữu của DongA Bank bị âm nên phải cấp thiết bổ sung vốn điều lệ nhằm đảm bảo giá trị thực của vốn tối thiểu là 3.000 tỷ đồng theo quy định.

Tuy nhiên, kết quả bỏ phiếu chỉ có 63% số cổ đông đồng ý (65% đồng ý mới đạt yêu cầu) nên phương án chào bán cổ phần để bổ sung vốn điều lệ đã không được thông qua. Như vậy, DongA Bank sẽ báo cáo lên Ngân hàng Nhà nước để xem xét tái cơ cấu theo phương án khác.

Ông Võ Minh Tuấn - Chủ tịch DongA Bank cho biết, nếu tăng vốn được, HĐQT sẽ dự thảo chiến lược phát triển của ngân hàng. Nếu không, Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý tái cơ cấu để giữ được ổn định hoạt động của ngân hàng, đảm bảo lợi ích người gửi tiền, không ảnh hưởng đến hệ thống.

Theo đại diện cổ đông của Tổng công ty Bia rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) yêu cầu công bố thông tin đầy đủ về tình hình kinh doanh, cơ cấu ngân hàng. Kể từ khi vào diện kiểm soát đặc biệt 4 năm trước, cổ đông ngân hàng gần như không được biết thông tin về hoạt động của ngân hàng, quyền lợi thông tin của cổ đông hầu như không có.

Một cổ đông cá nhân của DongA Bank cũng cho rằng, phương án bổ sung vốn điều lệ nhìn chung còn thiếu sự linh hoạt với một ngân hàng đang trong diện kiểm soát đặc biệt. Theo ông, không nên giới hạn số lượng nhà đầu tư tham gia mua cổ phần dưới 100 người mà nên mở rộng.

Cổ đông này cũng yêu cầu ban lãnh đạo phải làm rõ với cổ đông về số vốn điều lệ 5.000 tỷ bị âm thì bao nhiêu là khống, bao nhiêu là thực. Nếu khống thì nên đặt yêu cầu xoá sổ.

Về quỹ dự phòng rủi ro tín dụng - đầu tư và kinh doanh khác, cổ đông yêu cầu làm rõ đến 30/9 đã trích lập vào những hoạt động nào và hiện còn bao nhiêu. Ngoài ra, ngân hàng cần có bảng phân tích rõ sự mất vốn là do đâu cũng như làm rõ lại giá trị thương hiệu Ngân hàng Đông Á....

Tính tới cuối năm 2018, tổng tài sản hợp nhất của ngân hàng này đạt 33,221 tỷ đồng. Tổng huy động vốn từ khách hàng 60.794 tỷ đồng. Mức vốn ngoài ngân hàng và công ty con cần bổ sung là 33.480 tỷ đồng. Tổng trích dự phòng rủi ro cho các hoạt động đến cuối năm 2018 là hơn 27.500 tỷ đồng...

Trước đó, DongA Bank bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ tháng 8/2015 sau khi kết quả thanh tra cho thấy, trong giai đoạn 2012 trở về trước, nhà băng có nhiều vi phạm pháp luật về quản lý tài chính, cấp tín dụng và hoạt động kinh doanh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính và hoạt động của Đông Á.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...