Hình thức là nhận nền tái định cư đối với các trường hợp đã đăng ký nhận suất đầu tư hạ tầng nhưng chưa tự lo được nơi ở mới và chưa nhận tiền suất đầu tư hạ tầng.
Còn các trường hợp chưa bàn giao mặt bằng, nay đã đồng thuận bàn giao ngay mặt bằng mà chưa tự lo được nơi ở mới thì được bố trí tạm cư trong thời gian chờ tái định cư.
Năm 2014, UBND TP giao UBND huyện Bình Chánh 201 nền đất để bố trí tái định cư cho các hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng trong dự án xây dựng đường Cao tốc Bến Lức - Long Thành (trên địa bàn huyện).
201 nền đất nói trên là số nền đất được hoán đổi tại dự án đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp, khu dân cư An Hạ.
Theo dự kiến ban đầu, cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ thông xe kỹ thuật vào cuối năm 2018.
Tuy nhiên, chủ đầu tư cho biết, dự án đang bị chậm tiến độ. Hiện tại, sản lượng các gói thầu xây lắp mới đạt khoảng 77%, chậm 9% so với kế hoạch ban đầu.
Nguyên nhân chính dẫn đến chậm tiến độ là do nhiều vị trí trên tuyến còn bị vướng giải phóng mặt bằng.
Trong đó, các gói thầu từ A5 đến A7 thuộc tỉnh Đồng Nai vẫn đang còn vướng 118 hộ dân, sản lượng trung bình chỉ đạt 6-7% tổng giá trị xây lắp.
Ban quản lý các dự án đường cao tốc phía Nam cho biết, nếu TP HCM bàn giao mặt bằng sớm, đơn vị này sẽ thông xe trước 20km đoạn cao tốc từ Bến Lức (Long An) đến nút giao thông Nguyễn Văn Tạo (huyện Nhà Bè) vào tháng 9-2019.
Riêng 37,8km đoạn cao tốc từ nút giao Nguyễn Văn Tạo đến Long Thành (Đồng Nai) sẽ hoàn thành cuối năm 2020.
Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 57,8km, được khởi công tháng 7/2014, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 31.320 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là 635,7 triệu USD. Còn lại là vốn vay Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) là 634,8 triệu USD và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) là chủ đầu tư dự án.
>>Hàng loạt cán bộ trạm thu phí trên cao tốc TPHCM - Trung Lương bị bắt