Dự án điện gió ngoài khơi Bình Định 4,6 tỷ USD sắp được định đoạt

Tỉnh Bình Định đang huy động tổng lực tìm cách mở đường cho dự án điện gió ngoài khơi 2.000MW của Tập đoàn PNE (Cộng hòa Liên bang Đức).

Dự án điện gió ngoài khơi Bình Định 4,6 tỷ USD sắp được định đoạt

Theo đề xuất của Tập đoàn PNE và Viện Năng lượng (đơn vị tư vấn lập hồ sơ), nhà máy điện gió ngoài khơi Bình Định có tổng công suất 2.000MW, quy mô vốn khoảng 4,6 tỷ USD, được chia làm ba giai đoạn.

Giai đoạn thí điểm với dự án PE1 có công suất 700MW, dự kiến vận hành năm 2025, tổng vốn đầu tư 37,6 nghìn tỷ đồng. Giai đoạn mở rộng 1 với công suất 700MW, dự kiến vận hành năm 2026. Giai đoạn mở rộng 2, công suất 600MW, dự kiến vận hành năm 2027.

Khu vực khảo sát, nghiên cứu và đề xuất bổ sung quy hoạch dự án có tổng diện tích khoảng 96.470ha, chủ yếu trên mặt nước biển, không chồng lấn với các quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.

UBND tỉnh Bình Định vừa có yêu cầu các sở, ngành địa phương tổng hợp vướng mắc liên quan đến dự án ngay trong tháng 3 này để đăng ký làm việc với Chính phủ.

Theo đó, Sở Công thương rà soát lại tất cả các nội dung công việc cần tháo gỡ, giải quyết trong thời gian tới liên quan đến dự án điện gió ngoài khơi trên địa bàn, trong đó xác định cụ thể những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của từng cấp, xin chủ trương, cơ chế cho tỉnh Bình Định được thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi.

Đồng thời, tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và môi trường tham mưu UBND tỉnh kiến nghị Bộ Tài nguyên và môi trường xem xét, đưa khu vực đề xuất phát triển điện gió ngoài khơi trên khu vực biển tỉnh Bình Định vào danh mục ưu tiên phát triển điện gió trong Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nếu có chồng lấn, rà soát các quy hoạch khác với các khu vực đề xuất phát triển điện gió ngoài khơi để đề xuất giải quyết cho phù hợp.

Quay trở lại với dự án, Tập đoàn PNE đã theo đuổi dự án này suốt 4 năm qua với nhiều hoạt động nghiên cứu, đề xuất, thực hiện việc đo gió...

Dự án đã thực hiện đo gió từ tháng 5/2022 và nằm trong danh mục các dự án tiềm năng của Quy hoạch điện VIII và đã cập nhật trong quy hoạch tỉnh.

Khoảng tháng 10/2022, Bộ Tài nguyên và môi trường đề nghị tạm dừng thẩm định, chấp thuận liên quan đến các đề xuất khảo sát điện gió ngoài khơi do còn nhiều vướng mắc về pháp lý và kỹ thuật… cho đến khi Chính phủ ban hành nghị quyết mới về hoạt động đo gió, quan trắc, điều tra, khảo sát địa hình, đánh giá tác động môi trường trên biển hoặc đến khi ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 11/2021/NĐ-CP.

Giữa năm 2023, Tập đoàn PNE cũng đề xuất kéo dài thời gian đo gió thêm 15 tháng (từ tháng 4/2023 tới tháng 7/2024) nhưng chưa nhận được đồng ý của địa phương.

Sau đó, UBND tỉnh Bình Định cũng đã đề nghị Bộ Công thương xem xét ưu tiên tăng quy mô công suất các dự án nguồn điện phân bổ cho tỉnh.

Tờ trình hồi tháng 10/2023 của Bộ Công thương có nêu: Xem xét, đề xuất Thủ tướng giao EVN và các doanh nghiệp trong nước nghiên cứu, khảo sát về các điều kiện phát triển điện gió ngoài khơi, sẵn sàng triển khai khi có cơ sở pháp lý để có thẩm quyền giao chủ đầu tư.

UBND tỉnh Bình Định rằng, với nội dung nêu trên sẽ không thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển dự án điện gió ngoài khơi nên đề nghị xem xét điều chỉnh lại quy định này cho phù hợp.

Gần một tháng trước, UBND tỉnh Bình Định đã đồng ý chủ trương cho Tập đoàn PNE điều chỉnh diện tích, phạm vi nghiên cứu, lắp đặt thiết bị đo gió trên mặt đất để phục vụ đánh giá tiềm năng gió trên khu vực 2 thuộc địa bàn các xã Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Hải và thành phố Quy Nhơn.

Thời gian khảo sát, nghiên cứu đánh giá tiềm năng gió là 24 tháng, kể từ ngày được chấp thuận chủ trương.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

9 tỷ USD đổ vào kinh tế xanh

9 tỷ USD đổ vào kinh tế xanh

Năm 2023, khoảng 9 tỷ USD vốn FDI và vốn đầu tư của doanh nghiệp trong nước đổ vào các ngành liên quan đến kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Việt Nam trong chiến lược bán dẫn của Samsung

Việt Nam trong chiến lược bán dẫn của Samsung

Samsung đặt mục tiêu trở thành tập đoàn số một thế giới về chất bán dẫn và các khoản đầu tư không ngừng gia tăng vào Việt Nam là bước đi quan trọng để ông lớn công nghệ hiện thực hóa tầm nhìn này.

Phấn đấu khởi công tuyến cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn trong tháng 9/2024

Phấn đấu khởi công tuyến cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn trong tháng 9/2024

Dự án đường cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn được đầu tư nhằm tăng cường kết nối, đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang từ Bắc Kạn đến các địa phương vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Công tác triển khai Dự án đang được đẩy nhanh, phấn đấu khởi công trong tháng 9/2024.

Kho cảng Thị Vải tại Bà Rịa Vũng Tàu. Ảnh: Petrovietnam

Tập đoàn Hoa Kỳ mua 49% kho cảng LNG Cái Mép

Kho cảng LNG được kết nối bằng đường ống đến khu công nghiệp Phú Mỹ và cuối cùng sẽ cung cấp cho nhà máy điện Hiệp Phước đang được xây dựng của Công ty Hải Linh.

Số dự án trong chuỗi giá trị toàn cầu tăng lên 16%, đặt biệt là ô tô, dệt may, máy móc và điện tử. Ảnh: Hoàng Anh

'Cuộc chiến' thu hút FDI và sách lược của Việt Nam

Đất đai, hạ tầng, nguồn nhân lực và thể chế là các lĩnh vực mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm khi quyết định đầu tư. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới diễn biến khó lường và dòng vốn FDI toàn cầu khiêm tốn., "cuộc chiến" thu hút vốn FDI ngày càng quyết liệt.