Ninh Bình: Đề xuất xây nhà máy nhiệt điện 1 tỷ USD, thay nhà máy cũ 50 năm tuổi

Mới đây, Tổng Công ty Phát điện 3 đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương và UBND tỉnh Ninh Bình xem xét, chấp thuận đưa dự án Nhà máy điện linh hoạt công suất 1.200MW tại Ninh Bình vào kế hoạch, quy hoạch điện VIII, thay thế Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình.

Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình
Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình

Tổng Công ty Phát điện 3 - CTCP (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam) được đề nghị dừng đầu tư và ngừng vận hành nâng cấp Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình và đưa dự án nhà máy điện linh hoạt công suất 1.200MW tại Ninh Bình vào quy hoạch điện VIII.

Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình được xây dựng và đi vào vận hành tổ máy đầu tiên từ năm 1974 (đã hoạt động 50 năm), hiện công nghệ đã cũ, lạc hậu, công suất nhỏ, hoạt động của cảng và các đường dây xuất tuyến ảnh hưởng đến cảnh quan, kiến trúc, quy hoạch đô thị Ninh Bình.

Ninh Bình đã đề xuất có lộ trình sớm dừng hoạt động nhà máy để thực hiện quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ngày 31/1, Tổng Công ty Phát điện 3 (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam) đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương và UBND tỉnh Ninh Bình xem xét, chấp thuận đưa Dự án Nhà máy điện linh hoạt công suất 1.200MW tại Ninh Bình vào kế hoạch, quy hoạch điện VIII.

Trên cơ sở hồ sơ đề án nghiên cứu phát triển dự án Nhà máy điện linh hoạt do Viện Năng lượng lập tháng 11/2023, dự án Nhà máy điện linh hoạt sẽ có công suất 1.200MW, được xây dựng tại Trung tâm năng lượng thuộc xã Kim Đông (huyện Kim Sơn, Ninh Bình), cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 45km.

Diện tích sử dụng đất khoảng 78,6ha, trong đó: Nhà máy 1.200MW khoảng 17,6 ha (gồm sân phân phối và trạm biến áp); 61ha phần diện tích hướng tuyến đường dây đấu nối và hành lang an toàn đấu nối về TBA 220kV Nghĩa Hưng (Nam Định).

Sản lượng điện hàng năm khoảng 2.564GWh, sử dụng công nghệ động cơ đốt trong pit-tông RICE.

Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 24.871 tỷ đồng, doanh thu vận hành hàng năm ước đạt 13.972 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước bình quân hàng năm khoảng 555 tỷ đồng (thuế thu nhập doanh nghiệp).

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

9 tỷ USD đổ vào kinh tế xanh

9 tỷ USD đổ vào kinh tế xanh

Năm 2023, khoảng 9 tỷ USD vốn FDI và vốn đầu tư của doanh nghiệp trong nước đổ vào các ngành liên quan đến kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Việt Nam trong chiến lược bán dẫn của Samsung

Việt Nam trong chiến lược bán dẫn của Samsung

Samsung đặt mục tiêu trở thành tập đoàn số một thế giới về chất bán dẫn và các khoản đầu tư không ngừng gia tăng vào Việt Nam là bước đi quan trọng để ông lớn công nghệ hiện thực hóa tầm nhìn này.

Phấn đấu khởi công tuyến cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn trong tháng 9/2024

Phấn đấu khởi công tuyến cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn trong tháng 9/2024

Dự án đường cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn được đầu tư nhằm tăng cường kết nối, đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang từ Bắc Kạn đến các địa phương vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Công tác triển khai Dự án đang được đẩy nhanh, phấn đấu khởi công trong tháng 9/2024.

Kho cảng Thị Vải tại Bà Rịa Vũng Tàu. Ảnh: Petrovietnam

Tập đoàn Hoa Kỳ mua 49% kho cảng LNG Cái Mép

Kho cảng LNG được kết nối bằng đường ống đến khu công nghiệp Phú Mỹ và cuối cùng sẽ cung cấp cho nhà máy điện Hiệp Phước đang được xây dựng của Công ty Hải Linh.

Số dự án trong chuỗi giá trị toàn cầu tăng lên 16%, đặt biệt là ô tô, dệt may, máy móc và điện tử. Ảnh: Hoàng Anh

'Cuộc chiến' thu hút FDI và sách lược của Việt Nam

Đất đai, hạ tầng, nguồn nhân lực và thể chế là các lĩnh vực mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm khi quyết định đầu tư. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới diễn biến khó lường và dòng vốn FDI toàn cầu khiêm tốn., "cuộc chiến" thu hút vốn FDI ngày càng quyết liệt.