Việt Nam trong chiến lược bán dẫn của Samsung

Samsung đặt mục tiêu trở thành tập đoàn số một thế giới về chất bán dẫn và các khoản đầu tư không ngừng gia tăng vào Việt Nam là bước đi quan trọng để ông lớn công nghệ hiện thực hóa tầm nhìn này.

Việt Nam trong chiến lược bán dẫn của Samsung

Ngành công nghiệp bán dẫn, từ cuộc đua “song mã” giữa Intel và Samsung, đã trở nên ngày càng cạnh tranh gay gắt với sự bắt kịp của TSMC và Ndivia. Năm 2023, Samsung đánh mất vị trí dẫn đầu vào tay TSMC, với mức doanh thu chỉ bằng khoảng 2/3 đối thủ.

Năm 2024, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu tiếp tục đối diện với những bất ổn, tập đoàn Samsung đặt ra mục tiêu mới đầy tiềm năng để khôi phục lại vị thế trong ngành bán dẫn. Với các khoản đầu tư mạnh tay, tập đoàn này kỳ vọng sẽ đạt mức doanh thu cao nhất toàn cầu về bán dẫn trong khoảng hai đến ba năm tới.

Quyết định chuyển một số cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam vào năm 2008 được đánh giá là khá liều lĩnh và ông lớn đến từ Hàn Quốc thực sự muốn cược lớn vào khi không ngừng mở rộng khoản đầu tư.

Đổi lại, các nhà máy của Samsung Việt Nam đều hoạt động tốt, tính đến nay đã đóng góp trên dưới 30% vào tổng doanh thu toàn cầu của Samsung.

Điều này khẳng định tính đúng đắn của Samsung khi lựa chọn Việt Nam ngay thời điểm nước ta thực hiện kế hoạch trở thành cứ điểm sản xuất toàn cầu, với một loạt chính sách ưu đãi thuế, phí, phát triển cơ sở hạ tầng và mở rộng quan hệ thương mại.

Quyết tâm khôi phục vị thế dẫn đầu ngành bán dẫn của Samsung cũng đúng vào thời điểm Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong thu hút FDI và đặt kế hoạch phát triển mạnh mẽ ngành bán dẫn để thu hút thêm nhiều nguồn vốn chất lượng, củng cố nội lực nền kinh tế trong bối cảnh bất ổn toàn cầu.

Cuối năm 2023, tại chuyến thăm và làm việc với Chính phủ Việt Nam, ông John Neuffer, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ, đã khẳng định tiềm năng lớn Việt Nam đang sở hữu để ghi dấu ấn lên chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Biến tiềm năng ấy thành lợi thế thực sự, Việt Nam đang tích cực xây dựng khung chính sách thúc đẩy ngành bán dẫn, bao gồm chiến lược quốc gia về phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn đang được Bộ Khoa học và công nghệ xây dựng, Đề án 50 nghìn nhân lực ngành bán dẫn do Bộ Kế hoạch và đầu tư phụ trách.

Là doanh nghiệp FDI lớn nhất và mong muốn phát triển dài hạn tại Việt Nam, Samsung không đứng ngoài cuộc trong kế hoạch này. Trước đó, Samsung cùng Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư đã ký kết biên bản ghi nhớ về các hoạt động phát triển năng lực công nghệ cao cho người trẻ.

Ông lớn đến từ Hàn Quốc cũng hợp tác với Đại học Quốc gia Hà Nội hợp tác đào tạo sinh viên ưu tú của trường trở thành những nhà lãnh đạo tương lai ngành bán dẫn.

Các hoạt động sản xuất linh kiện bán dẫn tại Việt Nam được Samsung tiết lộ từ cuối năm 2022 và triển khai từ năm 2023. Cùng với đó, trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D) lớn nhất Đông Nam Á của tập đoàn này cũng đã hoàn thiện, với hơn 2,4 nghìn kỹ sư, tập trung nghiên cứu những giải pháp công nghệ mới phục vụ cho chiến lược bán dẫn của tập đoàn.

Gần đây, trong cuộc gặp với Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, ông Choi Joo Ho, Tổng giám đốc Samsung Việt Nam, cho biết, dự kiến mỗi năm, Samsung sẽ đầu tư thêm 1 tỷ USD vào Việt Nam.

Với số vốn khổng lồ này, nhiều khả năng Samsung sẽ tiếp tục giữ vị thế là doanh nghiệp FDI lớn nhất Việt Nam trong dài hạn. Với vị thế đó, cùng những cơ sở sản xuất kinh doanh hiện có, Samsung có thể tận dụng tốt lợi thế cho ngành bán dẫn mà Chính phủ đang tích cực xây dựng.

Tuy nhiên, Việt Nam không chỉ là điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với riêng Samsung. Những tập đoàn lớn, bao gồm Ndivia, TSMC, Amkor và đối thủ lâu đời của Samsung là Intel đang đặt nhiều sự quan tâm về ngành bán dẫn tại Việt Nam và đã công bố những kế hoạch tham vọng.

Bên cạnh đó, cuộc cạnh tranh bán dẫn cũng sẽ tiếp tục trở nên gay gắt ở nhiều quốc gia trên toàn cầu. Một chiến lược toàn diện để tận dụng lợi thế sẵn có, đi kèm với việc hỗ trợ kế hoạch phát triển ngành bán dẫn của Việt Nam sẽ là điều cần thiết để Samsung trở thành người chiến thắng trong cuộc đua này.

Xem thêm

Việt Nam đã sẵn sàng cho ngành bán dẫn?

Việt Nam đã sẵn sàng cho ngành bán dẫn?

Quyết tâm mạnh mẽ thể hiện qua chiến lược, kế hoạch bài bản từ Chính phủ là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tự tin với "cuộc chơi" ngành bán dẫn.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng - Ảnh: VGP

Thế giới đang chọn Việt Nam làm chip bán dẫn

Nếu giải quyết được bài toán nhân lực công nghệ cao, Việt Nam sẽ có cơ hội bước vào ngành công nghiệp bán dẫn, với sự ủng hộ từ nhiều quốc gia, tổ chức, đối tác như: Nvidia, Qualcomm, Amkor...

Việt Nam sẽ 'cho ra lò' khoảng 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn

Việt Nam sẽ 'cho ra lò' khoảng 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn

Đến năm 2045, Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu với đội ngũ kỹ sư, chuyên gia đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trong nước cả về chất lượng và số lượng...

Có thể bạn quan tâm

9 tỷ USD đổ vào kinh tế xanh

9 tỷ USD đổ vào kinh tế xanh

Năm 2023, khoảng 9 tỷ USD vốn FDI và vốn đầu tư của doanh nghiệp trong nước đổ vào các ngành liên quan đến kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Phấn đấu khởi công tuyến cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn trong tháng 9/2024

Phấn đấu khởi công tuyến cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn trong tháng 9/2024

Dự án đường cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn được đầu tư nhằm tăng cường kết nối, đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang từ Bắc Kạn đến các địa phương vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Công tác triển khai Dự án đang được đẩy nhanh, phấn đấu khởi công trong tháng 9/2024.

Kho cảng Thị Vải tại Bà Rịa Vũng Tàu. Ảnh: Petrovietnam

Tập đoàn Hoa Kỳ mua 49% kho cảng LNG Cái Mép

Kho cảng LNG được kết nối bằng đường ống đến khu công nghiệp Phú Mỹ và cuối cùng sẽ cung cấp cho nhà máy điện Hiệp Phước đang được xây dựng của Công ty Hải Linh.

Số dự án trong chuỗi giá trị toàn cầu tăng lên 16%, đặt biệt là ô tô, dệt may, máy móc và điện tử. Ảnh: Hoàng Anh

'Cuộc chiến' thu hút FDI và sách lược của Việt Nam

Đất đai, hạ tầng, nguồn nhân lực và thể chế là các lĩnh vực mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm khi quyết định đầu tư. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới diễn biến khó lường và dòng vốn FDI toàn cầu khiêm tốn., "cuộc chiến" thu hút vốn FDI ngày càng quyết liệt.