Tập đoàn Hoa Kỳ mua 49% kho cảng LNG Cái Mép

Kho cảng LNG được kết nối bằng đường ống đến khu công nghiệp Phú Mỹ và cuối cùng sẽ cung cấp cho nhà máy điện Hiệp Phước đang được xây dựng của Công ty Hải Linh.

Kho cảng Thị Vải tại Bà Rịa Vũng Tàu. Ảnh: Petrovietnam
Kho cảng Thị Vải tại Bà Rịa Vũng Tàu. Ảnh: Petrovietnam

Theo nguồn tin từ Reuters, Atlantic, Gulf and Pacific LNG (AG&P), thành viên của tổ chức đầu tư và phát triển Nebula Energy của Hoa Kỳ, thông báo đã mua lại 49% cổ phần của kho cảng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Cái Mép tại Việt Nam.

Ông Karthik Sathyamoorthy, Giám đốc điều hành AG&P LNG, cho biết tổ chức này đang đặt mục tiêu cung cấp LNG bằng xe tải cho các công ty công nghiệp ở miền Nam vào khoảng tháng 9/2024, bao gồm các nhà sản xuất thép và dệt may.

Đây sẽ là kho cảng LNG thứ hai của Việt Nam đi vào hoạt động, sau kho cảng LNG Thị Vải của PV Gas cũng đang nằm tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Bên cạnh đó, ông Sathyamoorthy cho biết cảng Cái Mép hiện đang trong quá trình chạy thử trước và sẽ tiến hành nhập khẩu hàng hóa chạy thử từ hai đến ba tháng trước khi có đợt khí nhập về đầu tiên vào tháng 9 tới đây.

Ngoài việc cung cấp khí LNG bằng xe tải, trạm này còn có khả năng vận chuyển hàng rời cho phép LNG được nạp lại vào các tàu nhỏ hơn để vận chuyển.

Theo AG&P, kho cảng này cũng được kết nối bằng đường ống đến khu công nghiệp Phú Mỹ và cuối cùng sẽ cung cấp cho nhà máy điện Hiệp Phước đang được xây dựng của công ty Hải Linh. Ông Sathyamoorthy cho biết, nhà máy điện dự kiến sẽ bắt đầu phát điện vào khoảng tháng 9 - tháng 10/2025.

Ngoài ra, AG&P LNG còn thành lập liên doanh với Công ty Hải Linh là Vietfirst LNG Trading để kinh doanh và nhập khẩu sản phẩm khí LNG. Pháp nhân này dự kiến sẽ nhận được giấy phép nhập khẩu trong vòng sáu tuần tới.

Được biết, Việt Nam đã nhập khẩu lô khí LNG đầu tiên vào tháng 7 để đưa vào vận hành kho cảng LNG Thị Vải với công suất một triệu tấn/năm, nơi sẽ chủ yếu cung cấp cho hai nhà máy điện khí với công suất tổng cộng 1,5 GW đang được xây dựng tại tỉnh Đồng Nai.

Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas), thành viên thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, cho biết trong một tuyên bố tuần trước rằng họ sẽ triển khai hoạt động kinh doanh xe bồn LNG từ ngày 15/3 để cung cấp nhiên liệu cho các công ty công nghiệp và đặt mục tiêu nâng công suất của kho cảng lên 3 triệu tấn/năm vào năm 2026.

Được phát triển bởi Công ty TNHH Hải Linh – "ông trùm" xăng dầu đang nắm giữ nhiều dự án quan trọng trong quy hoạch ngành công nghiệp khí, cảng Cái Mép có trị giá 500 triệu USD nằm ở phía nam tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, có công suất 3 triệu tấn/năm.

Trước đó, ngày 29/10/2023, tại Khu công nghiệp Cái Mép, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Petrovietnam và đơn vị thành viên PV GAS đã tổ chức khánh thành kho cảng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Thị Vải, kho LNG lớn nhất Việt Nam với công suất 1 triệu tấn/năm .

Kho cảng LNG Thị Vải được khởi công xây dựng vào ngày 28/10/2019 với tổng vốn đầu tư gần 300 triệu USD, do PV GAS làm chủ đầu tư, cùng liên danh tổng thầu Samsung C&T và Tổng công ty CP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC).

Với khả năng lưu trữ năng lượng lớn và giảm lượng khí thải độc hại, LNG đã trở thành một giải pháp thân thiện với môi trường và tiết kiệm chi phí đáng kể. Hiện nay trên thế giới, LNG được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như điện, sản xuất thép, kim loại… LNG cũng có thể được sử dụng trong các phương tiện giao thông, cũng như cung cấp năng lượng cho các khách sạn, nhà hàng và các khu du lịch…

Xem thêm

Những thách thức lớn nhất của phát triển điện khí LNG tại Việt Nam

Những thách thức lớn nhất của phát triển điện khí LNG tại Việt Nam

Theo Chủ tịch Hội Dầu Khí Việt Nam, phát triển điện khí LNG hiện nay có 3 khó khăn và thách thức lớn nhất. Đó là thiếu cơ chế, chính sách cho chuỗi hoạt động điện khí; thiếu hành lang pháp lý cho hoạt động độc lập và tự chủ của PVN/EVN; cách tiếp cận và xử lý của cơ quan quản lý…

Có thể bạn quan tâm

9 tỷ USD đổ vào kinh tế xanh

9 tỷ USD đổ vào kinh tế xanh

Năm 2023, khoảng 9 tỷ USD vốn FDI và vốn đầu tư của doanh nghiệp trong nước đổ vào các ngành liên quan đến kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Việt Nam trong chiến lược bán dẫn của Samsung

Việt Nam trong chiến lược bán dẫn của Samsung

Samsung đặt mục tiêu trở thành tập đoàn số một thế giới về chất bán dẫn và các khoản đầu tư không ngừng gia tăng vào Việt Nam là bước đi quan trọng để ông lớn công nghệ hiện thực hóa tầm nhìn này.

Phấn đấu khởi công tuyến cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn trong tháng 9/2024

Phấn đấu khởi công tuyến cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn trong tháng 9/2024

Dự án đường cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn được đầu tư nhằm tăng cường kết nối, đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang từ Bắc Kạn đến các địa phương vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Công tác triển khai Dự án đang được đẩy nhanh, phấn đấu khởi công trong tháng 9/2024.

Số dự án trong chuỗi giá trị toàn cầu tăng lên 16%, đặt biệt là ô tô, dệt may, máy móc và điện tử. Ảnh: Hoàng Anh

'Cuộc chiến' thu hút FDI và sách lược của Việt Nam

Đất đai, hạ tầng, nguồn nhân lực và thể chế là các lĩnh vực mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm khi quyết định đầu tư. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới diễn biến khó lường và dòng vốn FDI toàn cầu khiêm tốn., "cuộc chiến" thu hút vốn FDI ngày càng quyết liệt.