Tập đoàn Đèo Cả muốn đầu tư loạt dự án với tổng quy mô 82.000 tỷ đồng năm nay

Tập đoàn Đèo Cả vừa đề xuất mô hình PPP+, mô hình đầu tư mới, trong việc thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông quy mô lớn.

Tập đoàn Đèo Cả dự kiến sẽ đầu tư, xây dựng 300 km đường cao tốc, đường vành đai trong năm nay.
Tập đoàn Đèo Cả dự kiến sẽ đầu tư, xây dựng 300 km đường cao tốc, đường vành đai trong năm nay.

Tại Hội nghị “Tiềm năng và cơ hội đầu tư hạ tầng giao thông theo mô hình PPP++” diễn ra tại TP.Hồ Chí Minh vừa qua, đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả cho biết, dự kiến sẽ đầu tư, xây dựng 300 km đường cao tốc, đường vành đai với tổng mức đầu tư hơn 82.000 tỷ đồng trong năm nay.

Một số dự án tiêu biểu như cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng, Tân Phú - Bảo Lộc, TP.Hồ Chí Minh - Chơn Thành, Vành đai 4 của TP.Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận (giai đoạn 2)…

Tập đoàn Đèo Cả cũng cho biết, dự kiến sẽ sử dụng mô hình PPP+ để huy động vốn cho dự án. Theo mô hình này, ngoài vốn ngân sách nhà nước, vốn chủ sở hữu và vốn tín dụng, cơ cấu nguồn vốn còn có sự tham gia của nguồn lợi nhuận thi công từ chính dự án, trái phiếu, cổ phiếu, các hợp đồng BCC…

Các nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm tham gia đồng thời với vai trò nhà đầu tư thứ cấp, cùng triển khai thi công dự án theo mô hình tổng thầu thiết kế - thi công (EC), hoặc thiết kế - cung cấp thiết bị - thi công (EPC).

Qua đó, mô hình PPP+ sẽ giúp đa dạng hoá nguồn vốn huy động để tăng hiệu quả huy động, giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình thực hiện dự án, đại diện Tập đoàn Đèo Cả cho biết.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Hồ Nghĩa Dũng, nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, đánh giá mô hình PPP+ là giải pháp phù hợp để tạo ra nguồn lực đủ mạnh trong bối cảnh nhu cầu vốn cho đầu tư hạ tầng giao thông là “khổng lồ” và đầu tư công khó có thể đáp ứng được hết.

Ông Hồ Nghĩa Dũng cũng đánh giá Tập đoàn Đèo Cả là đơn vị có đủ các yếu tố về năng lực, thương hiệu, và quản trị dự án để có thể tập hợp, dẫn dắt các nhà đầu tư khác cùng thực hiện thành công các dự án theo mô hình PPP+.

Mô hình PPP+ được kỳ vọng sẽ là giải pháp phù hợp cho việc triển khai các dự án giao thông, cơ sở hạ tầng quy mô lớn.
Mô hình PPP+ được kỳ vọng sẽ là giải pháp phù hợp cho việc triển khai các dự án giao thông, cơ sở hạ tầng quy mô lớn.

Vừa qua, trong tháng 12/2023, UBND tỉnh Cao Bằng đã lựa chọn liên danh Tập đoàn Đèo Cả - Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng ICV Việt Nam - Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình 568 - Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (công ty con của Tập đoàn Đèo Cả) là nhà đầu tư thực hiện Dự án PPP cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng) giai đoạn 1.

Dự án này có chiều dài 93,35 km với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 14.167 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2026, thời gian hoàn vốn dự kiến là 24 năm 10 tháng. Đây cũng là dự án được triển khai theo cơ chế tài chính đặc biệt, gồm 70% vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, so với mức 50% theo quy định hiện hành.

Theo đánh giá của các tổ chức tài chính, loạt dự án đang được Tập đoàn Đèo Cả đề xuất triển khai theo mô hình PPP+ nếu được chấp thuận thực hiện sẽ tạo ra lượng việc làm lớn cho các đơn vị thành viên của Tập đoàn Đèo Cả, đặc biệt là Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (mã cổ phiếu HHV) - đơn vị đảm nhiệm chính trong việc thi công các dự án hạ tầng quy mô lớn của Tập đoàn Đèo Cả.

Giao thông Đèo Cả cũng vừa quyết định tăng vốn góp vào Công ty Cổ phần Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, doanh nghiệp dự án đầu tư tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh.

Xem thêm

Nhanh chóng bố trí 1.180 tỷ đồng hỗ trợ dự án BOT hầm đường bộ Đèo Cả

Nhanh chóng bố trí 1.180 tỷ đồng hỗ trợ dự án BOT hầm đường bộ Đèo Cả

Dự án BOT hầm đường bộ Đèo Cả đang gặp khó khăn do chậm bố trí 1.180 tỷ đồng vốn ngân sách Nhà nước; cơ chế trạm thu phí tại trạm La Sơn - Túy Loan chưa giải quyết dứt điểm, đã ảnh hưởng đến nguồn kinh phí vận hành, bảo trì các công trình hầm và phương án trả nợ ngân hàng theo hợp đồng đã ký kết…

Có thể bạn quan tâm

9 tỷ USD đổ vào kinh tế xanh

9 tỷ USD đổ vào kinh tế xanh

Năm 2023, khoảng 9 tỷ USD vốn FDI và vốn đầu tư của doanh nghiệp trong nước đổ vào các ngành liên quan đến kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Việt Nam trong chiến lược bán dẫn của Samsung

Việt Nam trong chiến lược bán dẫn của Samsung

Samsung đặt mục tiêu trở thành tập đoàn số một thế giới về chất bán dẫn và các khoản đầu tư không ngừng gia tăng vào Việt Nam là bước đi quan trọng để ông lớn công nghệ hiện thực hóa tầm nhìn này.

Phấn đấu khởi công tuyến cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn trong tháng 9/2024

Phấn đấu khởi công tuyến cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn trong tháng 9/2024

Dự án đường cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn được đầu tư nhằm tăng cường kết nối, đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang từ Bắc Kạn đến các địa phương vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Công tác triển khai Dự án đang được đẩy nhanh, phấn đấu khởi công trong tháng 9/2024.

Kho cảng Thị Vải tại Bà Rịa Vũng Tàu. Ảnh: Petrovietnam

Tập đoàn Hoa Kỳ mua 49% kho cảng LNG Cái Mép

Kho cảng LNG được kết nối bằng đường ống đến khu công nghiệp Phú Mỹ và cuối cùng sẽ cung cấp cho nhà máy điện Hiệp Phước đang được xây dựng của Công ty Hải Linh.

Số dự án trong chuỗi giá trị toàn cầu tăng lên 16%, đặt biệt là ô tô, dệt may, máy móc và điện tử. Ảnh: Hoàng Anh

'Cuộc chiến' thu hút FDI và sách lược của Việt Nam

Đất đai, hạ tầng, nguồn nhân lực và thể chế là các lĩnh vực mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm khi quyết định đầu tư. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới diễn biến khó lường và dòng vốn FDI toàn cầu khiêm tốn., "cuộc chiến" thu hút vốn FDI ngày càng quyết liệt.