Dự báo chứng khoán gặp khó trong tháng 4, nhà đầu tư cần làm gì?

Thị trường chứng khoán có thể sẽ khó khăn trong tháng 4/2024 và các nhà đầu tư nên giao dịch thận trọng, nên duy trì phòng thủ và chờ đợi cơ hội...

Dự báo chứng khoán gặp khó trong tháng 4, nhà đầu tư cần làm gì?

Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam vừa công bố báo cáo chiến lược tháng 4/2024. Theo Yuanta, kinh tế Việt Nam trong quý 1/2024 hồi phục khá tốt từ mức nền thấp cùng kỳ năm ngoái nhờ sức tiêu dùng mạnh trong nước, nguồn vốn FDI mạnh mẽ và những chính sách điều hành kinh tế hiệu quả.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước điều hành duy trì lãi suất ở mức thấp và ổn định tỷ giá, siết chặt quản lý tín dụng – nợ xấu hệ thống ngân hàng; thúc đẩy đầu tư công và duy trì các chính sách giảm thuế VAT, giảm lãi, hỗ trợ an sinh xã hội từ phía Chính phủ; các chính sách mới được thông qua giúp thúc đẩy các ngành nghề như Quy hoạch điện VIII, cước dịch vụ cảng mới, học phí và giá khám chữa bệnh mới...

anh-chup-man-hinh-2024-04-10-luc-103245-8835.png
Nguồn: Chứng khoán Yuanta Việt Nam

Theo đó, tăng trưởng GDP quý 1/2024 đạt 5,66% - là mức tăng trưởng cao nhất của quý 1 từ năm 2020 đến nay. Trong đó, đóng góp mạnh nhất là hai lĩnh vực công nghiệp – xây dựng (tăng 6,28%;) và dịch vụ (tăng 6,12%).

Xuất nhập khẩu cũng tiếp tục hồi phục tích cực khi tình hình xuất nhập khẩu tháng 3/2024 quay trở lại tăng trưởng tích cực so với tháng trước lẫn cùng kỳ, xuất siêu mạnh nhờ khối FDI tăng xuất siêu trong khi khối doanh nghiệp trong nước giảm nhập siêu.

Kim ngạch xuất nhập khẩu quý 1/2024 đạt 178 tỷ USD (tăng 15,8% so cùng kỳ năm ngoái), trong đó xuất khẩu 93,06 tỷ USD (tăng 17,0%), nhập khẩu 84,98 tỷ USD (tăng 13,9%) và xuất siêu 8,08 tỷ USD (tăng 37,3%).

"Nhìn chung, xuất nhập khẩu đang tiếp tục quá trình hồi phục và hồi phục mạnh trong tháng 3. Tình hình xuất khẩu yếu ở Mỹ và châu Âu đã được các công ty bù đắp phần nào bằng việc mở rộng khách hàng mới ở khu vực châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ). Chúng tôi kỳ vọng tình hình xuất nhập khẩu sẽ tiếp tục khả quan trong 2024 và cải thiện rõ nét hơn từ quý 3/2024 khi Fed bắt đầu quá trình giảm lãi suất", các chuyên gia của Yuanta nhận định.

anh-chup-man-hinh-2024-04-10-luc-103216-8114.png
Nguồn: Chứng khoán Yuanta Việt Nam

Trong khi đó, từ số liệu lạm phát giảm nhẹ trong tháng 3, ở mức 0,23% so với tháng trước và tăng 3,97% so cùng kỳ năm ngoái, công ty chứng khoán này lưu ý nhà đầu tư quan tâm đến rủi ro lạm phát từ chi phí xăng dầu, vận tải và áp lực tỷ giá khiến chi phí nhập khẩu nguyên liệu tăng; tuy nhiên vẫn nghiêng về nhận định, nhiều khả năng lạm phát sẽ hạ nhiệt về cuối năm khi áp lực lạm phát (do CPI tăng mạnh chủ yếu do các quy định giá mới của Nhà nước về giá dịch vụ y tế và học phí) giảm dần.

Trên cơ sở đó, nhóm phân tích của Yuanta vẫn đánh giá cao kịch bản lạm phát cả năm 2024 trong mục tiêu 4 - 4,5% của Chính phủ. Từ đó, Yuanta kỳ vọng sản xuất sẽ hồi phục tốt từ quý 3/2024 và tăng trưởng GDP cả năm 2024 sẽ đạt 6,2%.

anh-chup-man-hinh-2024-04-10-luc-102951-765.png
Nguồn: Chứng khoán Yuanta Việt Nam

Về thị trường chứng khoán tháng 3/2024, báo cáo của Yuanta cho biết, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đã có sự tăng trưởng vượt trội. Trong đó nhóm viễn thông dẫn đầu đà tăng (20%), tiếp đó là công nghệ thông tin (15%), dược phẩm và y tế (5%)...

Chỉ số VN-Index đóng cửa tháng 3/2024 tăng 2,5% so với tháng trước và đạt mức cao nhất kể từ 2023. Đồng thời, thanh khoản tăng mạnh trong tháng 3/2024 cùng với đó là độ rộng thị trường có diễn biến tích cực cho thấy thị trường vẫn đang trong xu hướng tăng dài hạn rõ ràng.

Tuy nhiên, việc khối ngoại bán ròng hơn 11.000 tỷ đồng trong tháng 3 là một điểm trừ với xu thế thị trường. Theo đó, khối ngoại tập trung bán ròng nhóm vốn hóa lớn, nhiều nhất là nhóm thực phẩm và đồ uống, tiếp theo là ngân hàng, bán lẻ, xây dựng và vật liệu, dịch vụ tài chính...

anh-chup-man-hinh-2024-04-10-luc-103121-1454.png
Nguồn: Chứng khoán Yuanta Việt Nam

Ngoài ra, giá dầu nói riêng và giá hàng hóa nói chung duy trì đà tăng có thể gây gia tăng áp lực lạm phát trong ngắn hạn. Đồng thời, rủi ro địa chính trị gia tăng có thể khiến các kênh tài sản an toàn như đồng USD và vàng có thể gia tăng trong tháng 4/2024.

Bên cạnh đó, lợi suất trái phiếu Chính phủ ở các thị trường tăng mạnh trở lại, cảnh báo rủi ro ngắn hạn gia tăng cho thị trường chứng khoán.

Do đó, nhóm phân tích của Yuanta cho rằng, thị trường có thể sẽ khó khăn trong tháng 4/2024 và các nhà đầu tư nên giao dịch thận trọng, nên duy trì phòng thủ và chờ đợi cơ hội.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...

FTSE Vietnam 30 Index chốt sổ: DIG bị loại, VPI lọt rổ

FTSE Vietnam 30 Index chốt sổ: DIG bị loại, VPI lọt rổ

FTSE Vietnam 30 Index vừa hoàn tất kỳ đánh giá quý 1/2025, loại bỏ DIG và bổ sung VPI vào danh mục của Fubon ETF. Sự thay đổi này phản ánh chiến lược điều chỉnh của các quỹ ETF ngoại, ảnh hưởng đến dòng vốn và xu hướng thị trường...

Ủy ban Chứng khoán “tuýt còi” chứng khoán Everest

Ủy ban Chứng khoán “tuýt còi” chứng khoán Everest

Chứng khoán Everest bị xử phạt hơn 177 triệu đồng do vi phạm trong lưu trữ hồ sơ và báo cáo tài chính, trong khi kết quả kinh doanh năm 2024 sụt giảm mạnh. Cổ phiếu EVS lao dốc, công ty lên kế hoạch tái cấu trúc nhưng tương lai vẫn bất định...

Xu hướng tăng giá ngắn hạn của VN-Index sẽ tiếp tục được củng cố

Xu hướng tăng giá ngắn hạn của VN-Index sẽ tiếp tục được củng cố

VN-Index mở đầu tuần tích cực, tăng 8,44 điểm lên 1.330,32 điểm nhờ nhóm vốn hóa lớn và ngân hàng, dù thị trường phân hóa với nhiều mã bất động sản giảm. Xu hướng ngắn hạn vẫn duy trì đà tăng, với kỳ vọng kiểm định các mốc kháng cự 1.340 - 1.350 điểm, trong khi phái sinh kỳ vọng vượt 1.395 điểm...