Dư nợ phát hành trái phiếu của một số DN bất động sản gấp... 37-40 lần vốn tự có

Đây là thông tin được Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) cho biết tại báo cáo tình hình phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong 4 tháng đầu năm.
Dư nợ phát hành trái phiếu của một số DN bất động sản gấp... 37-40 lần vốn tự có

Cụ thể, thị trường tiếp tục phát triển nhanh đạt trên 58.000 tỷ đồng, số lượng và loại hình doanh nghiệp tham gia thị trường đa dạng hơn so với năm trước bao gồm khối sản xuất, dịch vụ và xây dựng...

Việc phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã giúp doanh nghiệp tiếp cận kênh huy động vốn trên thị trường, bù đắp kênh vay tín dụng của ngân hàng trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quản lý thận trọng đối với tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là tăng trưởng tín dụng đối với khối doanh nghiệp bất động sản. Đồng thời cũng phù hợp với định hướng của Chính phủ là đa dạng hóa các nguồn vốn huy động vốn trong xã hội, từng bước giảm sự phụ thuộc vào hệ thống các tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, trong 4 tháng qua, thị trường trái phiếu vẫn có một số điểm cần lưu ý.

Thứ nhất, nhóm doanh nghiệp bất động sản gia tăng phát hành trái phiếu huy động vốn và trở thành nhóm huy động lớn nhất trên thị trường, chiếm khoảng 49% tổng khối lượng phát hành. Lãi suất bình quân huy động của nhóm doanh nghiệp bất động sản cao hơn mức lãi suất bình quân chung của cả thị trường khoảng 1,5%/năm.

Về thông tin doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanhh nghiệp với lãi suất 19,5% là không đúng. Theo thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, không có doanh nghiệp nào phát hành lãi suất ở mức 19,5% trong 4 tháng đầu năm nay. 

Thứ hai, dư nợ phát hành trái phiếu của một số doanh nghiệp thuộc nhóm bất động sản ở mức cao. Một số doanh nghiệp ở mức rất cao, gấp từ 30 - 47 lần vốn tự có.

Thứ ba, mặc dù nhóm nhà đầu tư có tổ chức vẫn là nhóm đầu tư chính trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chiếm gần 74%, nhưng có sự gia tăng mạnh của nhóm nhà đầu tư cá nhân. Cụ thể, năm 2019, nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường sơ cấp (thị trường phát hành) chiếm khoảng 8,8% tổng khối lượng phát hành, con số này trong 4 tháng đầu năm ở mức 26,8%, là mức tăng lớn.

Thứ tư, với tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay và sự gia tăng của các nhà đầu tư cá nhân vào thị trường, đặc biệt là những nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ không có khả năng phân tích tình hình tài chính cũng như rủi ro của doanh nghiệp khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp sẽ là một trong những rủi ro tiềm ẩn đối với cả thị trường và chính các nhà đầu tư.

Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính cho biết thêm, nhà đầu tư khi mua trái phiếu doanh nghiệp cần phân biệt giữa trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng và trái phiếu phát hành riêng lẻ. Đối với trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng, doanh nghiệp cần tuân thủ quy định về công bố thông tin cho toàn bộ đối tượng nhà đầu tư trên thị trường và phải thực hiện thủ tục đăng ký chào bán ra công chúng với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Để hạn chế rủi ro, về phía nhà đầu tư cần nắm rõ 5 yếu tố gồm: Trái phiếu do doanh nghiệp nào phát hành và phát hành với mục đích gì. Trái phiếu có được đảm bảo hay không được đảm bảo bằng tài sản; các cam kết của doanh nghiệp đối với trái phiếu. Cùng với đó là kỳ hạn và phương thức trả lãi trái phiếu doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Về phía các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, trong bối cảnh hiện nay cần lưu ý cân đối giữa nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp và việc phát hành trái phiếu, khả năng thanh toán nợ gốc và nợ lãi của trái phiếu. Doanh nghiệp phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, công bố thông tin đầy đủ cho nhà đầu tư về những điều kiện, điều khoản của trái phiếu cũng như phương thức thanh toán của trái phiếu tình hình tài chính của doanh nghiệp...

Xem thêm

Rủi ro trái phiếu doanh nghiệp bất động sản trong mùa dịch

Rủi ro trái phiếu doanh nghiệp bất động sản trong mùa dịch

Trước tình trạng các doanh nghiệp bất động sản chấp nhận phát hành trái phiếu với mức lãi suất cao khiến các chuyên gia đang lo ngại về khả năng thanh toán, thanh khoản và sức chịu đựng qua các thời kỳ dịch bệnh của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...