Dự phòng rủi ro "ăn mòn" 92% lợi nhuận của SCB

Trong quý 2/2016, Ngân hàng TCMP Sài Gòn (SCB) đã tiết giảm chi phí hoạt động song chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng đột biến từ 420 tỷ lên 1.038 tỷ đồng, khiến lợi nhuận trước thuế hao hụt chỉ cò
Dự phòng rủi ro "ăn mòn" 92% lợi nhuận của SCB
Trong quý 2/2016, Ngân hàng TCMP Sài Gòn (SCB) đã tiết giảm chi phí hoạt động song chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng đột biến từ 420 tỷ lên 1.038 tỷ đồng, khiến lợi nhuận trước thuế hao hụt chỉ còn 81 tỷ đồng.
Theo BCTC hợp nhất quý 2/2016, tại 30/6/2016, tổng tài sản của ngân hàng đạt gần 340 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với thời điểm đầu năm. Cho vay khách hàng tăng trưởng 17,6% lên 200 nghìn tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 12% lên 287 nghìn tỷ đồng.Thu nhập lãi thuần hợp nhất trong quý II/2016 của SCB đạt 1.184 tỷ đồng, tăng trưởng 59% so với cùng kỳ năm trước.Hầu hết các hoạt động kinh doanh của SCB đều có kết quả khởi sắc so với cùng kỳ năm trước.Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng mạnh từ 18 tỷ lên 236 tỷ đồng; mua bán chứng khoán đầu tư lãi 174 tỷ tăng 26%; lãi từ hoạt động khác gấp 7 lần lên 97 tỷ đồng. Riêng hoạt động kinh doanh ngoại hối lỗ 47 tỷ đồng trong khi cùng kỳ mảng này vẫn đem lại hơn 52 tỷ đồng.Chi phí hoạt động trong kỳ của SCB giảm nhẹ 4% xuống 527 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngân hàng lại ghi nhận chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng đột biến từ 420 tỷ đồng lên 1.038 tỷ đồng, bào mòn 92% kết quả lợi nhuận.Kết thúc quý 2, SCB ghi nhận 81 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và lãi sau thuế hợp nhất đạt 67 tỷ đồng - cải thiện nhiều so với cùng kỳ năm trước lỗ 7,7 tỷ đồng.Lũy kế 6 tháng đầu năm 2016, SCB đạt 94 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp hơn 2 lần so với nửa đầu năm trước.Đây không phải là điều quá ngạc nhiên tại một ngân hàng đang tái cấu trúc như SCB. Báo cáo tài chính năm 2015 cũng cho thấy, SCB có những hoạt động kinh doanh mang lại kết quả khởi sắc đột biến tuy nhiên do chi phí dự phòng rủi ro ngân hàng SCB trích lập quá lớn, chiếm 95% tổng lợi nhuận dẫn đến lãi ròng cuối năm thu về đạt vỏn vẹn 80 tỷ đồng, giảm 11% so với năm trước.Tổng giám đốc ngân hàng SCB - ông Võ Tấn Hoàng Văn trước đó cũng từng lý giải với các cổ đông tại ĐHCĐ thường niên 2016: "Về chi phí dự phòng liên quan đến việc bán nợ cho VAMC, việc bán nợ cho VAMC là công cụ cực kỳ hiệu quả để SCB có thời gian khắc phục khó khăn trong thời kỳ tái cơ cấu và là cơ hội để tích tụ tài chính, hiện SCB đã trích lập dự phòng 40%, 2 năm nữa trích lập được 80%, các tài sản bán cho VAMC đều là các tài sản bất động sản, nên khi bán tài sản vẫn nằm ở đó nhưng SCB trích lập dự phòng và nguồn này vẫn nằm im tại ngân hàng, nếu thị trường tốt chúng ta bán được tài sản thu được nợ thì khoản này không thiếu một xu.Chúng ta đang trải qua quá trình “tích tụ tư bản” dưới hình thức trích lập dự phòng có tài sản đảm bảo đi kèm. Quá trình này rất đau đớn và mệt mỏi nhưng tôi hy vọng cổ đông chia sẻ quan điểm đó và chia sẻ việc lợi nhuận chỉ 111 tỷ đồng hay không chia cổ tức".

Theo Kim Tiền/Trí thức trẻ

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...