Dự thảo Luật doanh nghiệp (sửa đổi): Chưa tạo thêm quyền tự do cho hộ kinh doanh

Hiện vẫn có hai ý kiến khác nhau về quy định đối tượng hộ kinh doanh vào dự thảo Luật doanh nghiệp (sửa đổi).
Dự thảo Luật doanh nghiệp (sửa đổi): Chưa tạo thêm quyền tự do cho hộ kinh doanh

Các ý kiến không tán thành đưa quy định về hộ kinh doanh vào dự thảo Luật đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 mà cần xem xét, ban hành một luật riêng về hộ kinh doanh bởi hộ kinh doanh không phải là DN nên không thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật DN. Hộ kinh doanh được coi là một hình thức kinh doanh khác biệt với DN tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH và công ty cổ phần.

Theo các ý kiến này, thì những quy định về hộ kinh doanh tại dự thảo Luật chỉ mới giải quyết được việc kiểm soát, quản lý Nhà nước đối với hộ kinh doanh; có thể làm tăng rủi ro, tăng chi phí đối với thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh. 

Ngoài ra, dự thảo Luật cũng chưa có quy định tạo thêm quyền tự do kinh doanh, tăng độ an toàn kinh doanh, tạo thêm thuận lợi cho hộ kinh doanh, cũng như các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hộ kinh doanh. Vì vậy, việc quy định hộ kinh doanh trong dự thảo Luật dẫn đến phải mở rộng thêm phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng cho một chủ thể mới.

Theo giải trình của UBTVQH, số lượng về đối tượng chịu tác động là hộ kinh doanh rất lớn. Vì vậy, cần có thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá thực tiễn và tham vấn để hoàn thiện khung khổ pháp luật tốt nhất điều chỉnh và áp dụng cho chủ thể hộ kinh doanh, tránh những tác động bất lợi tới hoạt động của các hộ kinh doanh. Đây cũng là quan điểm UBTVQH đề xuất lựa chọn.

Thảo luận trực tuyến tại phiên họp, nhiều đại biểu cũng đồng tình với đề xuất của UBTVQH. Một số đại biểu cho rằng, cần ban hành luật riêng cho loại hình này bởi chúng ta đang có đến 5 triệu hộ kinh doanh, trong đó chỉ có 1,7 triệu hộ đang nộp thuế. Đây là số lượng rất lớn cần thiết phải có luật riêng để điều chỉnh.

Đồng tình với các lý do được nêu trong báo cáo của UBTVQH về việc không đưa hộ kinh doanh vào Luật DN, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) còn nêu thêm một số bất cập, như phải thay đổi tên Luật DN để bao quát, phải có thời gian thực hiện đánh giá tác động để có quy định chi tiết phù hợp hơn… Đại biểu cũng cho rằng, việc đưa hộ kinh doanh vào Luật DN có thể chỉ giải quyết được yêu cầu quản lý mà chưa đưa ra được những quyền, lợi của hộ kinh doanh.

Xem thêm

Ngân hàng đẩy mạnh cho vay hộ kinh doanh

Ngân hàng đẩy mạnh cho vay hộ kinh doanh

Một yếu tố then chốt để kinh doanh hiệu quả là nguồn tài chính vững mạnh. Nhưng các doanh nghiệp, đặc biệt là các hộ kinh doanh cá thể vẫn khó tiếp cận vốn ngân hàng. Vậy đâu sẽ là giải pháp tài chính
Hà Nội có 200.000 hộ kinh doanh cần "lên đời" thành doanh nghiệp

Hà Nội có 200.000 hộ kinh doanh cần "lên đời" thành doanh nghiệp

Theo thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn Hà Nội hiện có hơn 200.000 hộ gia đình kinh doanh. Thực tế, đã có không ít hộ gia đình chuyển đổi thành mô hình doanh nghiệp và gặt hái thành công nhưng cũng còn nhiều hộ chưa sẵn sàng, thậm chí e ngại chuyển đổi.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...