Hà Nội có 200.000 hộ kinh doanh cần "lên đời" thành doanh nghiệp

Theo thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn Hà Nội hiện có hơn 200.000 hộ gia đình kinh doanh. Thực tế, đã có không ít hộ gia đình chuyển đổi thành mô hình doanh nghiệp và gặt hái thành công nhưng cũng còn nhiều hộ chưa sẵn sàng, thậm chí e ngại chuyển đổi.
Hà Nội có 200.000 hộ kinh doanh cần "lên đời" thành doanh nghiệp

Đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho thấy, kết quả vận động hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp còn hạn chế do một số nguyên nhân: tâm lý e ngại về thủ tục, sợ gặp phiền hà trong quá trình hoàn thiện hồ sơ; chưa nắm hết thông tin quy định cần thiết; đặc biệt là sợ phải chi phí nhiều hơn khi trở thành doanh nghiệp.

Về phía cơ quan chức năng cũng còn một số bất cập trong theo dõi, nắm tình hình, áp dụng nghiệp vụ quản lý đối với các hộ kinh doanh, cơ chế trao đổi thông tin... chưa hiệu quả, chính xác nên ảnh hưởng đến kết quả chung.

Đặc biệt, dù Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có hiệu lực một năm, nhưng vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về nội dung liên quan đến ưu đãi thuế cho doanh nghiệp, gây lúng túng cho công tác tuyên truyền, giải thích với các cá nhân, hộ kinh doanh.

Trên thực tế, mỗi năm Hà Nội có thêm từ 25.000 đến 26.000 doanh nghiệp thành lập mới nhưng trong đó số hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp rất ít. Kết quả chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoàn thành mục tiêu phát triển doanh nghiệp trên địa bàn đến năm 2020.

Để khuyến khích phát triển doanh nghiệp tư nhân, nhiều chuyên gia cho rằng, cần phải đặt doanh nghiệp tư nhân là động lực lớn, lan tỏa, lôi kéo các thành phần kinh tế khác, nhất là hộ sản xuất kinh doanh nhỏ, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, hình thành trục liên kết theo chuỗi, hỗ trợ tính thị trường đối với những người dẫn dắt thị trường đó, tạo ra sân chơi cạnh tranh thì mới có hiệu quả, đồng thời bảo đảm sự bình đẳng, tiếp cận nguồn tài nguyên, thể chế, chính sách, nguồn tín dụng của doanh nghiệp tư nhân được hưởng lợi, có việc làm, thu nhập...

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...