Dừa Việt "đắt hàng" tại Mỹ và Trung Quốc

Giá dừa Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung đã tăng mạnh trong thời gian gần đây khi nhu cầu nhập khẩu từ Mỹ và Trung Quốc “bùng nổ”, trong khi đó những vấn đề biến đổi khí hậu đang gây ảnh hưởng lớn tới nguồn cung…

Dừa Việt "đắt hàng" tại Mỹ và Trung Quốc

Việt Nam hiện là quốc gia xuất khẩu dừa lớn thứ năm trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu dừa và các sản phẩm từ dừa năm 2024 chạm mốc cao kỷ lục trong 14 năm, đạt mức 1,1 tỷ USD, tăng 20% so với năm trước đó. Riêng mặt hàng dừa tươi đóng góp tới 390 triệu USD, trích dẫn số liệu từ Tổng cục Hải quan.

Ngành dừa Việt Nam có sản lượng ước tính đạt 2 triệu tấn mỗi năm với tổng diện tích trồng vào khoảng 200.000 héc ta.

Các sản phẩm dừa Việt hiện đã mặt tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Mỹ và Trung Quốc là hai thị trường lớn nhất.

Thị phần của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu dừa tươi của Mỹ đã tăng lên 8,59% trong 8 tháng đầu năm 2024, đưa nước ta lên vị trí thứ ba trong số các nhà cung cấp dừa tươi cho Mỹ, chỉ đứng sau Mexico và Thái Lan, theo báo cáo của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC). Và trong khi tăng cường mua dừa tươi từ Việt Nam, Mỹ lại giảm nhập khẩu từ các thị trường khác như Thái Lan, Dominica...

Việt Nam hiện cũng là nhà cung cấp lớn thứ ba cho thị trường tỷ dân, chiếm 20% tổng kim ngạch nhập khẩu dừa của Trung Quốc. Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Công ty Vina T&T chuyên xuất nhập khẩu trái cây cho biết kể từ khi dừa Việt Nam chính thức được cấp phép vào thị trường Trung Quốc, nhu cầu từ phía các nhà nhập khẩu nước bạn đã tăng trưởng mạnh mẽ. Hiện mỗi tháng công ty T&T xuất khẩu khoảng 30 container dừa sang Trung Quốc.

Không chỉ có Trung Quốc, các thương nhân đến từ Thái Lan và Malaysia cũng đang tăng cường thu mua dừa Việt.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, tỉnh Bến Tre, thủ phủ dừa của nước ta, đang tích cực mở rộng khu vực trồng. Tỉnh hiện có khoảng 80.000 héc-ta trồng dừa, chiếm 42% tổng diện tích trồng dừa cả nước và 88% diện tích dừa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, Bến Tre đã có 133 vùng trồng và 14 cơ sở đóng gói được cấp mã xuất khẩu sang Trung Quốc.

Sức mua lớn từ thị trường nước ngoài là một trong những lý do chính đẩy giá dừa Việt Nam lên cao. Một trái dừa hiện có giá từ dao động 15.000 đến 20.000 đồng, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Khi tính thêm chi phí vận chuyển và phân loại, dừa loại 1 có thể được bán lẻ tới 25.000 đồng một trái, còn dừa loại 2 là khoảng 12.000 đến 14.000 đồng. Tại Bến Tre và Tiền Giang, giá dừa thu mua tại vườn có thể tăng từng ngày.

Tuy nhiên, tình trạng hạn hán kéo dài và xâm nhập mặn có nguy cơ tác động tiêu cực đến sản lượng năm nay. Nếu như trước đây, mỗi đợt thu hoạch có thể thu được khoảng 500 trái thì nay chỉ còn khoảng 300 trái. Đây không phải là thách thức mà chỉ Việt Nam gặp phải. Nhiều nước trồng dừa chủ lực như Sri Lanka, Philippines và Thái Lan cũng đang đối mặt với tình trạng tương tự do thời tiết cực đoan và dịch sâu bệnh lan rộng. Giá dừa tại các quốc gia này cũng đã tăng 50-100% so với cùng kỳ năm ngoái.

Philippines, quốc gia sản xuất dừa lớn nhất thế giới, dự báo sản lượng sẽ giảm 20% trong năm 2025. Trong hai năm qua, hạn hán và bão nhiệt đới đã tàn phá nhiều khu vực đặc biệt tại các đồn điền ven biển phía nam, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lớn, khiến cây cối cằn cỗi và ra ít trái.

Ông Henry Raperoga, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Axelum Resources, công ty Philippines hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm từ dừa, nhận định:“Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung là do biến đổi khí hậu. Những hiện tượng thời tiết cực đoan đã làm giảm năng suất, trì hoãn thu hoạch và hạn chế khả năng di chuyển của nông dân”.

Philippines và Indonesia hiện đang cân nhắc áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu. Cơ quan Dừa Philippines (Philippine Coconut Authority) cho biết họ đang đàm phán với các nhà sản xuất trong nước về việc giữ lại một phần dầu dừa để phục vụ tiêu dùng nội địa trước khi cho phép xuất khẩu trở lại. Trong bối cảnh này, nhiều tổ chức đã khuyến nghị người tiêu dùng và doanh nghiệp nên tìm kiếm các nguyên liệu thay thế dừa trong nấu ăn và sản xuất các sản phẩm như sữa thực vật hay nước tăng lực.

Xem thêm

Mỹ mở cửa cho thi trường dừa sọ Việt Nam

Dừa sọ Việt Nam chính thức xuất ngoại

Cục Bảo vệ thực vật cho biết, đã nhận được thông báo của cục Kiểm dịch động thực vật (APHIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ về việc cho phép xuất khẩu dừa sọ Việt Nam sang thị trường này...

Khánh thành “Nhà máy chế biến dừa BEINCO”

Khánh thành “Nhà máy chế biến dừa BEINCO”

Ngày 4/1, Công ty cổ phần đầu tư Dừa Bến Tre - BEINCO tổ chức Lễ khánh thành “Nhà máy chế biến dừa BEINCO”. Đây là sự kiện đánh dấu chặng đường 5 năm triển khai xây dựng và hoàn thành dự án “Nhà máy chế biến dừa BEINCO”.
Malai – Chất liệu da thuần chay từ... nước dừa

Malai – Chất liệu da thuần chay từ... nước dừa

Mỗi khi nhắc đến da thuần chay, chúng ta đều ngạc nhiên xen lẫn thích thú về nguồn gốc cũng như cách xử lý loại chất liệu này. Và Malai – chất liệu da thuần chay mới được tạo nên từ nước dừa - lại là mảnh ghép nhỏ tiếp theo cần được khám phá.

Có thể bạn quan tâm