Được duyệt, hãng hàng không giá rẻ Cánh Diều sẽ cất cánh trong quý II/2020, có lãi sau 3 năm

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng xem xét quyết định chủ trương đầu tư Dự án vận tải hàng không Cánh Diều – Kite Air của Công ty cổ phần Hàng không Thiên Minh.
Được duyệt, hãng hàng không giá rẻ Cánh Diều sẽ cất cánh trong quý II/2020, có lãi sau 3 năm

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư (KH&ĐT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ kết quả thẩm định chủ trương đầu tư Dự án vận tải hàng không Cánh Diều – Kite Air (Kite Air) của Công ty cổ phần Hàng không Thiên Minh.

Theo báo cáo, Bộ KH&ĐT kiến nghị Thủ tướng xem xét quyết định chủ trương đầu tư Dự án vận tải hàng không Cánh Diều – Kite Air với mục tiêu xây dựng một hãng hàng không mới chi phí thấp để kết nối người dân các địa phương có hạ tầng sân bay chưa được đầu tư phát triển. Trong những năm tiếp theo, nhà đầu tư sẽ mở các đường bay quốc tế nhằm nhằm thúc đẩy giao lưu và hội nhập văn hóa, kinh tế khu vực và quốc tế.

Theo đề án, Kite Air có số lượng tàu bay khai thác năm đầu tiên là 6 chiếc ATR72 hoặc tương đương và tăng dần qua các năm đến năm thức 6 sẽ có 25 tàu bay, trong đó có 15 chiếc Airbus320/321 hoặc tương đương.

Tổng vốn của Dự án hãng hàng không Cánh Diều - Kite Air là 5.500 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu 1.000 tỷ đồng (chiếm 18% tổng vốn đầu tư), vốn vay 4.500 tỷ đồng (chiếm 82% tổng mức đầu tư); địa điểm thực hiện tại cảng hàng không Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

Liên quan đến phần vốn vay, Bộ KH&ĐT xác nhận tại Hồ sơ Dự án có văn bản đồng ý thu xếp tài trợ 4.500 tỷ đồng của Vietcombank chi nhánh Đà Nẵng và thư cam kết của BNP Paribas tạm ứng cho Công ty cổ phần Hàng không Thiên Minh khoản vay lên tới 85% giá trị máy bay ròng.

Bộ KH&ĐT kiến nghị Thủ tướng giao UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo Công ty cổ phần Hàng không Thiên Minh trong giai đoạn thực hiện đầu tư, tiếp tục rà soát, hoàn thiện Dự án theo ý kiến của cơ quan thẩm định và các bộ ngành liên quan; đồng thời giám sát chặt việc huy động vốn của nhà đầu tư theo tiến độ thực hiện Kite Air.

Theo dự kiến của hãng hàng không Cánh Diều, tổng giá trị hiện tại ròng (NPV) sau năm 2025 của Kite Air là 27,74 triệu USD. Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) đạt 17,8%/năm với thời gian hoàn vốn 5 năm. Dự kiến, hãng hàng không này sẽ bắt đầu có lãi từ năm 2023.

Cũng theo tính toán của hãng hàng không này, sau khi đi vào hoạt động, dự án dự kiến sẽ đóng góp khoảng 430 triệu USD cho các dịch vụ sân bay trong 5 năm tới, đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng năm khoảng 800 tỷ đồng thông qua hình thức như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môi trường; mang lại cơ hội việc làm trực tiếp cho khoảng 294 lao động trong năm 2020 và tăng lên khoảng hơn 1.300 lao động trong 5 năm đầu hoạt động.

Trong báo cáo thẩm định, Bộ KH&ĐT cho biết, Công ty cổ phần Hàng không Thiên Minh – chủ hãng bay Cánh Diều có vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng trong đó ông Trần Trọng Kiên góp 600 tỷ đồng; Công ty cổ phần Du lịch Thiên Minh góp 300 tỷ đồng và bà Trần Thu Hằng góp 100 tỷ đồng. Doanh nghiệp này mới thành lập vào tháng 6/2019 nên chưa có báo cáo tài chính 2 năm gần nhất theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 33 Luật Đầu tư.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…