Đường Quảng Ngãi đặt mục tiêu đi lùi, lợi nhuận năm 2025 dự kiến giảm 25%

Đường Quảng Ngãi đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 giảm để tập trung đầu tư vào vùng nguyên liệu và mở rộng sản xuất...

Đường Quảng Ngãi đặt mục tiêu đi lùi, lợi nhuận năm 2025 dự kiến giảm 25%

Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (QNS) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, dự kiến diễn ra vào ngày 29/3. Theo kế hoạch, công ty đặt mục tiêu doanh thu đạt 10.000 tỷ đồng, giảm 6% so với năm 2024, trong khi lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ còn 1.790 tỷ đồng, sụt giảm mạnh 25%.

Mức sụt giảm lợi nhuận này không phải do hoạt động kinh doanh suy yếu mà nằm trong chiến lược tái đầu tư mạnh mẽ vào thị trường và vùng nguyên liệu, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững trong dài hạn. Đường Quảng Ngãi cũng lường trước những thách thức từ biến động kinh tế toàn cầu và nội địa, đặc biệt là sự điều chỉnh giá đường do nguồn cung được dự báo sẽ dồi dào hơn trong năm 2025.

Trong đó, sản lượng đường của Brazil, quốc gia xuất khẩu đường lớn nhất thế giới đang ở mức cao nhờ thời tiết thuận lợi, tạo áp lực lên giá cả trên thị trường quốc tế. Ở trong nước, ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) cũng đang đối diện với sự cạnh tranh gay gắt, buộc các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới, tập trung vào sản phẩm thân thiện môi trường và bền vững để đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới.

Năm 2025, Đường Quảng Ngãi đẩy mạnh đầu tư vào vùng nguyên liệu với các chính sách ưu đãi về giá thu mua, giống, phân bón và cơ giới hóa, hướng tới mô hình sản xuất bền vững. Song song đó, công ty cũng tập trung nghiên cứu, phát triển các sản phẩm thực phẩm xanh, ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu suất sản xuất.

Đối với mảng mía đường, QNS triển khai ba dự án lớn: Mở rộng và nâng công suất hoạt động của nhà máy đường An Khê lên mức 25.000 tấn mía nguyên liệu; mở rộng nhà máy điện sinh khối An Khê lên 135 MW và phát triển dự án Ethanol để tối ưu hóa giá trị vùng nguyên liệu mía

Ngoài ra, công ty cũng nghiên cứu ra mắt các sản phẩm mới như đường lỏng nhằm đa dạng hóa danh mục kinh doanh. Ở mảng dinh dưỡng thực vật, Đường Quảng Ngãi tiếp tục củng cố vị thế trong ngành sữa đậu nành, đồng thời mở rộng sang các phân khúc sản phẩm mới để khai thác thị trường đầy tiềm năng.

Năm 2024, Đường Quảng Ngãi ghi nhận doanh thu 10.678 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.377 tỷ đồng, vượt kế hoạch lần lượt 19% và 77%. Dù đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 thấp hơn, công ty vẫn cam kết duy trì chính sách cổ tức hấp dẫn với mức tối thiểu 15%, trong khi năm 2024 cổ tức bằng tiền lên tới 40%.

Bên cạnh đó, công ty có kế hoạch phát hành cổ phiếu ESOP cho tối đa 50 nhân viên, với tỷ lệ từ 1 - 3% số lượng cổ phiếu đang lưu hành, tùy theo mức độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế và khấu hao.

Theo ước tính mới nhất từ Chứng khoán Bảo Việt, diện tích mía nguyên liệu của Đường Quảng Ngãi dự kiến sẽ mở rộng lên 32.500 ha vào năm 2025, tăng 8,3% so với năm 2024. Tuy nhiên, năng suất mía có thể không duy trì được mức cao như năm trước do lượng mưa trung bình giảm.

Đáng chú ý, giá bán đường bình quân năm 2025 được dự báo tăng nhẹ 2% nhờ tác động từ việc một số quốc gia lớn cắt giảm xuất khẩu. Hiệp hội Đường Thế giới (ISO) cũng cảnh báo thị trường toàn cầu sẽ thiếu hụt khoảng 3,58 triệu tấn đường trong niên vụ 2024/2025, tạo cơ hội cho các nhà sản xuất trong nước.

Trong khi đó, ở mảng sữa đậu nành, Đường Quảng Ngãi đang chiếm lĩnh thị phần ấn tượng lên tới 88,6%, theo số liệu từ Nielsen. Tuy nhiên, việc mở rộng thêm thị phần sẽ gặp nhiều thách thức do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các loại sữa thực vật khác như hạnh nhân, óc chó, gạo,... Bên cạnh đó, áp lực chi phí cũng là một yếu tố đáng quan tâm khi nguyên liệu đậu nành chiếm khoảng 27-30% trong cơ cấu giá vốn.

Do đó, Chứng khoán Bảo Việt nhận định rằng năm 2025 cũng sẽ là một năm nhiều thuận lợi, nhưng cũng đầy thách thức đối với Đường Quảng Ngãi.

anh-chup-man-hinh-2025-03-10-luc-140505.png
Biến động của mã cổ phiếu QNS trong 6 tháng qua

Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 10/3, cổ phiếu QNS dừng ở tham chiếu 50.300 đồng/cổ phiếu. Từ đầu tháng 3 đến nay, QNS vẫn đang trong tình trạng đi ngang.

Xem thêm

Doanh nhân Võ Thành Đàng: Đường Quảng Ngãi tăng sức cạnh tranh nhờ chuyển đổi số

Doanh nhân Võ Thành Đàng: Đường Quảng Ngãi tăng sức cạnh tranh nhờ chuyển đổi số

Là một trong những nhà máy sản xuất đường lớn nhất Việt Nam, trong những năm qua, Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (QNS) đã tập trung chuyển đổi số mạnh mẽ trong quản trị điều hành cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp tăng hiệu quả, giảm kinh phí, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm...

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh Hội nghị đối thoại tại Hong Kong, tháng 4/2025

Thêm tín hiệu tích cực cho tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán

Trong chương trình công tác tại Hong Kong, Trung Quốc (từ ngày 07/4 - 10/4/2025), Bộ Tài chính đã phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới và Hiệp hội Thị trường tài chính chứng khoán châu Á (ASIFMA) tổ chức Hội nghị Đối thoại với các nhà đầu tư tổ chức quốc tế tại Hong Kong. Đây là hoạt động duy trì đối thoại, chia sẻ, cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục giữa cơ quan quản lý chứng khoán và các thành viên thị trường, các nhà đầu tư trong nước, quốc tế, các định chế tài chính và tổ chức cung cấp ch

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh, lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm sau gần 1 năm do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi hy vọng về việc Mỹ trì hoãn hoặc nhượng bộ trong chính sách thuế quan đang dần tan biến…

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, VN-Index mất gần 78 điểm do áp lực giải chấp, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy và tránh dùng chiến thuật Long...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vượt qua ranh giới "cận biên" để gia nhập nhóm "mới nổi" vào 2025? Câu trả lời này không chỉ là bước ngoặt, mà còn mở ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư cá nhân, đánh dấu một kỷ nguyên mới đầy thách thức và tiềm năng trên thị trường chứng khoán...

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng đang trở nên khốc liệt, khi việc đầu tư và tự phát triển hệ thống công nghệ, đặc biệt là core banking và giao diện người dùng trở thành yếu tố then chốt để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng CASA, giành lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh số hóa toàn ngành...