"Ế tuyệt đối", SCIC huỷ phiên đấu giá cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh

Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã phải hủy bỏ phiên đấu giá cả lô cổ phần Công ty Nhiệt điện Quảng Ninh (mã: QTP) dự kiến tổ chức ngày 5/12 do hết thời hạn đăng ký và đặt cọc vẫn không có nhà đầu tư nào đăng ký tham dự đấu giá.
"Ế tuyệt đối", SCIC huỷ phiên đấu giá cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh

Theo quy định, cuộc đấu giá cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh không đủ điều kiện để tổ chức. Kế hoạch trước đó của SCIC là đưa hơn 51,4 triệu cổ phần, chiếm 11,42% vốn điều lệ của Nhiệt điện Quảng Ninh ra đấu giá với giá khởi điểm là 23.800 đồng/cp, cao hơn gấp đôi giá giao dịch trên thị trường UPCoM.

Hình thức đấu giá là đấu giá cả lô (1 lô), mỗi nhà đầu tư phải đăng ký mua toàn bộ số cổ phần chào bán, tương đương chi ra tối thiểu 1.223 tỷ đồng. 

Nhiệt điện Quảng Ninh có vốn điều lệ 4.500 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh là sản xuất, truyền tải và phân phối điện; bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng; dịch vụ lưu trú ngắn ngày; sản xuất xi măng, vôi và thạch cao...

Kết quả kinh doanh của Nhiệt điện Quảng Ninh được cải thiện kể từ quý IV/2018 đến quý II/2019. Đến quý III/2019, công ty lại tiếp tục báo lỗ hơn 5,5 tỷ đồng, con số này nhỏ hơn nhiều so với khoản lỗ cùng kỳ 2018.

Giải trình về kết quả kinh doanh quý III/2019, Nhiệt điện Quảng Ninh cho biết mặc dù trong kỳ sản lượng điện thương phẩm tăng so với cùng kỳ năm trước, tác động tích cực làm tăng doanh thu. Tuy nhiên biên lợi nhuận vẫn ở mức thấp, chỉ hơn 5,2% trong quý III/2019. Do đó, sau khi trừ các khoản chi phí, đặc biệt là hơn 117 tỷ đồng chi phí tài chính thì Nhiệt điện Quảng Ninh đã lỗ gần 4,3 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh. 

Bên cạnh đó, hoạt động khác cũng ghi nhận lỗ hơn 1,2 tỷ đồng. Do vậy, tổng kết quý III/2019, Nhiệt điện Quảng Ninh báo lỗ hơn 5,5 tỷ đồng sau thuế. Dù vậy, lũy kế 9 tháng, vẫn lãi ròng 264 tỷ đồng, cải thiện mạnh so với con số lỗ 35 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Trong diễn biến liên quan, hồi đầu năm, ông Lê Duy Hạnh - Chủ tịch HĐQT Nhiệt điện Quảng Ninh đã bị bắt để điều tra hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn.

Trong thời gian mà ông Hạnh nắm quyền thì tình hình làm ăn của Nhiệt điện Quảng Ninh cũng lâm vào tình trạng bế tắc.

Trước đó, trong công văn vừa được gửi tới Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết một thực trạng đáng báo động đó là nhiên liệu than cho sản xuất điện tại các nhà máy nhiệt điện tại Quảng Ninh đang thiếu hụt trầm trọng.

Theo EVN, tại các cuộc họp giữa các bên trước đó, TKV và Tổng Công công ty Đông Bắc cam kết cấp đủ than cho các nhà máy nhiệt điện sản xuất. Tuy nhiên, thực tế lượng than cấp cho các nhà máy từ đầu tháng 11 tới nay vẫn thấp hơn so với khối lượng than tiêu thụ.

Từng trao đổi với báo chí, lãnh đạo Nhiệt điện Quảng Ninh - đơn vị quản lý Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh cho biết do thiếu than trầm trọng, 2 trong 4 tổ máy của nhà máy đã phải dừng hoạt động từ ngày 17/11/2018. Điều này đồng nghĩa với việc “mất” khoảng 10 triệu kWh/ngày.

Bên cạnh đó các tổ máy thường xuyên phải vận hành ở phụ tải thấp dẫn đến điện tiêu hao, chi phí tăng cao, suất chi phí than tăng lên làm cho doanh thu không đủ bù chi phí cố định.

Xem thêm

SCIC thoái vốn tại Fafilm Việt Nam

SCIC thoái vốn tại Fafilm Việt Nam

Tổng Công ty Đầu tư Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa có thông báo đưa hơn 2 triệu cổ phần của CTCP Fafilm Việt Nam ra bán đấu giá trọn lô với giá khởi điểm 21.500 đồng/cp.

Có thể bạn quan tâm