ECB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Eurozone

Ngày 10/3, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng tiên chung châu Âu (Eurozone) năm 2022 từ mức 4,2% trước đó xuống còn 3,7%, lo ngại quá trình phục hồi kinh tế chậm lại do ảnh hưởng của xung đột Nga-Ukraine.
ECB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Eurozone

ECB cũng dự báo GDP của khu vực sẽ chỉ tăng trưởng 2,8% trong năm 2023, thấp hơn mức 2,9% từng đưa ra trong dự báo trước. Dự báo tăng trưởng kinh tế Eurzone năm 2024 vẫn giữ nguyên ở mức 1,6%.

Bên cạnh đó, ECB còn nâng dự báo lạm phát lên đáng kể trong bối cảnh giá năng lượng tăng mạnh. Ngân hàng này dự báo lạm phát tăng lên 5,1% trong năm 2022, từ mức 3,2% được dự báo trước đó.

Theo ECB, lạm phát ở Eurozone năm 2023 và 2024 sẽ ở các mức lần lượt ở các mức 2,1% và 1,9%, cao hơn mức dự báo 1,8% trước đó.

Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết ngân hàng đã điều chỉnh các dự báo tăng đáng kể so với trước đó trong bối cảnh lạm phát tiếp tục tăng khôn lường do giá năng lượng cao vượt dự tính.

Trước đó, sau cuộc họp chính sách, ECB thông báo sẽ đẩy nhanh các kế hoạch giảm quy mô chương trình mua trái phiếu và tiếp tục giữ lãi suất ở các mức thấp kỷ lục.

ECB cho rằng tình hình xung đột Nga-Ukraine đang ảnh hưởng tới kinh tế châu Âu đồng thời tái khẳng định cam kết làm mọi thứ cần thiết để ổn định nền kinh tế.

Xung đột bùng phát khiến lạm phát trong Eurozone tăng lên mức cao kỷ lục 5,8% trong tháng Hai.

Lạm phát tăng mạnh, cao hơn nhiều so với mức mục tiêu 2% mà ECB đề ra, khiến các thành viên hội đồng quản trị ECB lo ngại và kêu gọi chấm dứt chương trình nới lỏng định lượng.

Ngày 10/3, ECB xác nhận chấm dứt chương trình mua trái phiếu hỗ trợ khẩn cấp trong thời gian đại dịch (PEPP) trong tháng Ba này.

Tuy nhiên, ECB cũng khiến giới quan sát bất ngờ khi tuyên bố đẩy nhanh việc cắt giảm quy mô chương trình mua trái phiếu triển khai từ trước đại dịch COVID-19, với thời điểm kết thúc trong quý 3 tùy thuộc vào các dự báo lạm phát.

ECB cam kết điều chỉnh quy mô hoặc lịch trình kết thúc chương trình này nếu triển vọng kinh tế tiếp tục suy thoái.

ECB cũng tạm thời chưa quyết định về việc nâng lãi suất, cho biết quyết định này sẽ được đưa ra vào “một lúc nào đó” sau khi kết thúc chương trình mua trái phiếu.

Trước đó, ECB từng cho biết sẽ nâng lãi suất “ngay sau khi” chấm dứt chương trình mua trái phiếu. Hiện ECB đang duy trì lãi suất ở mức thấp nhất trong lịch sử.

Xem thêm

Giá vàng ngày 11/3:Giá vàng thế giới tăng, trong nước giảm sâu

Giá vàng ngày 11/3:Giá vàng thế giới tăng, trong nước giảm sâu

Hôm nay, giá vàng trong nước biến động trái chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới. Trong khi giá vàng thế giới tăng trước những dữ liệu “nóng” về lạm phát tại Mỹ thì giá vàng trong nước giảm xuống quanh ngưỡng 70 triệu đồng/ lượng.

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...