Cùng đó trong quá trình thực thi EVFTA, EU áp dụng cơ chế thu hoạch sớm (REX) cho phép doanh nghiệp được tự chứng nhận xuất xứ. Đây là điều doanh nghiệp cần nắm bắt để biến thành lợi ích của mình.
Ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho rằng, tính tương tác bổ sung cho nhau giữa EU và Việt Nam được thể hiện rất rõ trong hiệp định. Và đây cũng là cơ hội mà doanh nghiệp SMEs Việt Nam cần nắm lấy.
Theo ông Thái, EU là mô hình bảo vệ chỉ dẫn địa lý tới hộ gia đình, đây chính là mô hình phù hợp với doanh nghiệp SMEs Việt Nam. Thêm nữa là các cam kết phát triển bền vững mà Việt Nam đã thể hiện trong Hiệp định EVFTA cũng sẽ đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt Nam sau đây sẽ không còn phải quá bận tâm để đi xin các chứng chỉ kỹ thuật nữa như đã từng diễn ra trong quá khứ với các hiệp định thương mại.
Điều này cũng có nghĩa các cam kết của EVFTA được các chuyên gia xem là hoàn toàn có thể lan tỏa tới cả các doanh nghiệp SMEs, góp phần tạo ra sự ổn định về kinh tế và xã hội, tránh được bài học xung đột lợi ích như đã xảy ra ở nhiều nước.
Hiệp định EVFTA dù có đến hàng nghìn trang đi nữa thì mỗi doanh nghiệp SMEs Việt Nam đều có thể tìm thấy riêng cho mình 1- 2 trang để cùng cả cộng đồng doanh nghiệp thực thi hiệp định.