EVN bị Trung Nam Group phản đối khi muốn ngừng mua công suất của dự án điện mặt trời 450MW

Các nhà máy Trung Nam Thuận Nam, Thiên Tân 1.2 và Thiên Tân 1.3 không được huy động phần công suất chưa có giá điện từ ngày 1/9. Đây là thông báo của EVN tuy nhiên Trung Nam Group lại cho rằng, EVN "vi phạm hiệp ước".
EVN bị Trung Nam Group phản đối khi muốn ngừng mua công suất của dự án điện mặt trời 450MW

Công ty Mua bán điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản số 6082 thông báo dừng khai thác đối với phần công suất chưa có cơ chế giá điện của nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam 450MW. Theo đó, EVN dừng khai thác công suất 172,12MW kể từ 0h ngày 1-9 do chưa có cơ chế giá điện.

Trước đó, EVN từng có văn bản thông báo sẽ ngưng mua phần công suất chưa có giá điện (40% trên tổng công suất dự án) vào 2-2022 nhưng sau đó thu hồi văn bản.

Phản hồi thông báo cắt điện của EVN, phía Trung Nam cho biết doanh nghiệp này đã có văn bản gửi Chính phủ, Bộ Công thương, EVN và Công ty Mua bán điện để kiến nghị tiếp tục huy động công suất chưa có giá bán điện.

Theo Trung Nam, dự án điện mặt trời 450MW là dự án đầu tư có điều kiện được Ninh Thuận lựa chọn nhà thầu theo đúng quy định. Bên cạnh đó, nhà đầu tư đã xây dựng trạm biến áp, đường dây 500kV với tổng kinh phí gần 2.000 tỉ đồng và sẽ bù đắp bằng doanh thu bán điện từ việc khai thác toàn bộ công suất dự án 450MW.

Trung Nam cho hay do chưa xác định giá nên phần công suất 172,12MW này chưa được thanh toán tiền bán điện trong khi do COVID-19 nên dự án cũng bị cắt giảm công suất phát kéo dài. Trong khi đó, nhà đầu tư đang gánh chịu phần chi phí truyền tài cho các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, đã tác động rất xấu đến dòng tài chính của nhà đầu tư, khiến nhà đầu tư không đủ nguồn tài chính để hoàn thành nghĩa vụ cam kết với đơn vị tài trợ vốn.

"Khi dừng huy động 40% công suất của dự án, đồng nghĩa dự án chỉ vận hành đạt 60% so với thiết kế, sẽ phá vỡ cam kết của nhà đầu tư về phương án tài chính được tổ chức tín dụng thống nhất, dự án mất khả năng cân đối trả nợ vay trong khi đó các nhà đầu tư khác cũng như EVN lại được hưởng lợi trên đường dây truyền tải 500kV do chính nguồn vốn của Trung Nam đã bỏ ra để đầu tư xây dựng hệ thống truyền tải giải tỏa công suất. Đây là một thiệt thòi quá lớn và không công bằng cho nhà đầu tư", đại diện Trung Nam cho hay.

Theo hợp đồng mua bán điện đã ký với EVN, Trung Nam cho rằng việc dừng huy động công suất chưa có giá điện là không phù hợp theo các điều khoản đã thỏa thuận giữa Trung Nam và EVN.

Trong khi đó, phía Trung Nam cũng cho biết trong thời gian chờ bàn giao đường dây và trạm biến áp 500kV cho EVN, dự án này đang chịu chi phí truyền tải cho các dự án năng lượng tái tạo tại Ninh Thuận với tổng sản lượng "truyền tải hộ" lên đến 4,2 tỉ kWh, tương ứng 360 tỉ đồng.

Do đó, phía Trung Nam đã đề nghị EVN xem xét tiếp tục huy động và ghi nhận sản lượng đối với phần công suất chưa có giá điện của dự án.

Xem thêm

Xử lý Trung Nam Group vì để lây lan dịch bệnh Covid-19

Xử lý Trung Nam Group vì để lây lan dịch bệnh Covid-19

Tổng Cục đường bộ Việt Nam đã thu hồi 25 giấy phép lưu hành xe quá khổ, yêu cầu tạm dừng việc vận chuyển các loại hàng trên mạng lưới đường bộ cả nước. Đồng thời, buộc Trung Nam Group báo cáo nguyên nhân vi phạm quy định về phòng, chống dịch Covid-19.
EVN ký hợp đồng mua bán điện với 23 dự án tại Lào

EVN ký hợp đồng mua bán điện với 23 dự án tại Lào

Thời điểm hiện tại, Chính phủ Việt Nam đã chấp thuận chủ trương nhập khẩu điện từ Lào. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký kết 18 hợp đồng mua bán điện (PPA) với các chủ đầu tư để mua điện của 23 dự án tại Lào.

Có thể bạn quan tâm