EVN đề nghị được tự chủ điều chỉnh giá bán lẻ điện

Trong bối cảnh giá các mặt hàng nguyên liệu đầu vào biến động như hiện nay, EVN đề nghị cho phép điều chỉnh giá bán lẻ điện một cách kịp thời để cân đối kinh doanh
EVN đề nghị được tự chủ điều chỉnh giá bán lẻ điện

Cụ thể, tại hội thảo Kinh nghiệm quốc tế về phát triển năng lượng phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ông Ngô Hải Sơn cho biết, hiện nay, giá bán điện dù được điều chỉnh theo cơ chế thị trường nhưng do Nhà nước quy định và điều tiết theo các mục tiêu kinh tế vĩ mô.

Do đó, giá bán điện hiện khó có thể điều chỉnh kịp thời theo biến động của chi phí đầu vào.

Trong khi đó, kể từ đầu năm đến nay, giá các loại nguyên liệu đầu vào cho phát điện tăng đột biến. Riêng đối với than đốt phát điện, giá than nhập tháng 8 trung bình 417,4 USD/tấn, tăng 3,48 lần so với kế hoạch năm.

Ông Sơn cho biết thêm, giá nguyên liệu đầu vào hiện chiếm 82,45% trong giá thành điện thương phẩm. Do đó, giá nguyên liệu tăng gây áp lực rất lớn lên cân đối dòng tiền của doanh nghiệp.

"Năm 2022 là năm thứ 3 liên tiếp giá bán điện bình quân chưa được tăng kể từ tháng 3/2019. Mặc dù EVN đã nỗ lực cố gắng để tiết kiệm chi phí, huy động tối ưu các nguồn điện... để giảm lỗ, nhưng với các giải pháp EVN đưa ra vẫn không thể bù đắp được chi phí mua nguyên liệu tăng cao so với kế hoạch đầu năm", đại diện EVN cho hay.

Do đó, đại diện EVN đề nghị cho phép điều chỉnh giá bán lẻ điện một cách kịp thời theo đúng quy định của Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở các thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện tác động trực tiếp đến chi phí mua điện mà đơn vị điện lực không có khả năng kiểm soát, bao gồm giá nhiên liệu, tỷ giá ngoại tệ, cơ cấu sản lượng điện phát và chi phí mua điện trên thị trường điện.

Trong khi đó, trong một cuộc hội thảo hồi tháng 4/2022, Phó Tổng Giám đốc của EVN là ông Nguyễn Tài Anh khẳng định EVN sẽ không tăng giá điện trong năm 2022 dù phải chấp nhận lợi nhuận bằng 0.

Tuy nhiên, ông Tài Anh cũng cho biết, với tình hình giá nguyên liệu đầu vào tăng, nếu không tăng giá điện, EVN rất khó cân đối phát điện trong những năm tới.

Xem thêm

EVN ký hợp đồng mua bán điện với 23 dự án tại Lào

EVN ký hợp đồng mua bán điện với 23 dự án tại Lào

Thời điểm hiện tại, Chính phủ Việt Nam đã chấp thuận chủ trương nhập khẩu điện từ Lào. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký kết 18 hợp đồng mua bán điện (PPA) với các chủ đầu tư để mua điện của 23 dự án tại Lào.
EVN lỗ hơn 16.000 tỷ đồng trong nửa năm 2022

EVN lỗ hơn 16.000 tỷ đồng trong nửa năm 2022

EVN ghi nhận lố sau thuế hợp nhất hơn 16.586 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022. Theo EVN, giá nguyên, nhiên liệu đầu vào như than, dầu, khí... tăng cao trong khi giá bán vẫn giữ nguyên là một trong những lý do chủ yếu dẫn đến khoản lỗ này.

Có thể bạn quan tâm