EVN phê duyệt giá mua điện tạm thời của 2 nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp

Mới đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã phê duyệt giá mua điện tạm thời của 2 nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp…
nhà máy điện

Cụ thể, 2 nhà máy điện mặt trời và điện gió chuyển tiếp được phê duyệt giá mua điện đó chính là Nhà máy Điện gió Nam Bình 1 và Nhà máy Điện gió Viên An. 

Được biết, đây là 2 trong số 31 nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp đã nộp hồ sơ đàm phán mua điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). 

“Tính đến ngày 10-5-2023, có 31/85 dự án nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp với tổng công suất chưa vận hành thương mại (COD) là 1.956,8MW đã nộp hồ sơ đàm phán mua điện với EVN.” EVN cho biết. 

Trong 31 dự án đó bao gồm, 15 dự án đã hoàn thiện hồ sơ và đang tiến hành thỏa thuận giá điện với EVN. Cùng với đó là 11 dự án chưa gửi đầy đủ hồ sơ và cần làm rõ một số vấn đề liên quan tới pháp lý của dự án. Mới đây là 5 dự án mới gửi hồ sơ và EVN đang tiến hành rà soát. 

EVN cũng cho biết, trước đó đã nhận được đề xuất từ 16 nhà đầu tư đối với việc áp dụng mức giá tạm thời trong thời gian đàm phán. Trong đó, 6 nhà máy điện đã tiến hành họp và thống nhất mức giá điện tạm thời với EVN. 

Đó là: Nhà máy điện gió Nam Bình 1, Nhà máy điện gió Viên An, Nhà máy điện gió Hưng Hải Gia Lai, Nhà máy điện gió mặt trời Phù Mỹ 1, Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ 3 và Nhà máy điện gió Hanbaram.

Luật Điện lực quy định, dự án điện chỉ được đưa vào khai thác khi đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực. Thế nhưng, theo hồ sơ của nhà đầu tư, mới chỉ có 13/85 nhà máy năng lượng chuyển tiếp đã được Bộ Công Thương cấp giấy phép hoạt động điện lực, chỉ chiếm khoảng 15%. 

Trong số 6 nhà máy điện đã thống nhất giá tạm thời với EVN nêu trên, chỉ mới có 3 nhà máy điện gió là nhà máy Nam Bình 1, Hưng Hải Gia Lai, Habaram đã được cấp giấy phép.

Được biết, thời điểm hiện tại có 85 dự án, nhà máy và phần nhà máy điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp. Trong đó, có 77 nhà máy và phần nhà máy điện gió, với tổng công suất 4.185,4MW và 8 nhà máy, phần nhà máy điện mặt trời tổng công suất 506,66MW.

Trước đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng đã gửi văn bản tới Bộ Công Thương báo cáo về những vướng mắc trong đàm phán giá điện các dự án nhà máy điện gió, mặt trời chuyển tiếp. 

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng kiến nghị Bộ Công Thương sớm ban hành phương pháp xác định giá đàm phán và hướng dẫn các vấn đề còn vướng mắc làm cơ sở để EVN và các chủ đầu tư thực hiện.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...