Quy hoạch điện VIII chính thức được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Thủ tướng vừa ký Quyết định số 500/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (hay còn gọi là Quy hoạch điện VIII)...
quy hoạch điện

Được biết, quy hoạch điện VIII phát triển nguồn điện và lưới điện truyền tải ở cấp điện áp từ 220 kV trở lên, công nghiệp và dịch vụ về năng lượng tái tạo, năng lượng mới trên lãnh thổ Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bao gồm cả các công trình liên kết lưới điện với các quốc gia láng giềng.

Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ Công thương phối hợp với các bộ, ngành, uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Cùng với đó là các tập đoàn năng lượng nhà nước như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) trong việc tổ chức thực hiện.

Trong đó, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương hoàn thiện xây dựng và trình Chính phủ Luật Điện lực sửa đổi và Luật về năng lượng tái tạo để trình Quốc hội trong năm 2024. Trình Chính phủ ban hành các chính sách về mua bán điện trực tiếp.

Quy hoạch điện VIII ưu tiên phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện. Mục tiêu đạt tỷ lệ khoảng 30,9 đến 39,2% vào năm 2030 và định hướng đến năm 2050 tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5 đến 71,5%.

Đáng lưu ý, quy hoạch điện VIII nhấn mạnh: “Định hướng phát triển mạnh điện gió ngoài khơi kết hợp với các loại hình năng lượng tái tạo khác (điện mặt trời, điện gió trên bờ v.v...) để sản xuất năng lượng mới (hidro, amoniac xanh v.v...) phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu”.

Trong đó, đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu trong nước đạt khoảng 6.000 MW, trường hợp công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý thì quy mô có thể tăng thêm. Ước tính công suất nguồn điện gió ngoài khơi để sản xuất năng lượng mới vào khoảng 15.000 MW vào năm 2035 và khoảng 240.000 MW vào năm 2050.

Còn với việc phát triển điện mặt trời, sẽ ưu tiên phát triển điện mặt trời mái nhà không giới hạn công suất, với điều kiện giá thành hợp lý và tận dụng lưới điện sẵn có, không phải nâng cấp, nhất là các khu vực có nguy cơ thiếu điện như miền Bắc đến 2025.

Vấn đề tồn tại 27 dự án điện mặt trời/tổng công suất 4.136,25 MW chưa giao chủ đầu tư, trước mắt ngừng triển khai tiếp và sẽ xem xét sau 2030.

Các dự án điện mặt trời đã có quy hoạch và đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư và giao chủ đầu tư sẽ được xem xét tiến độ cụ thể.

Đối với nhiệt điện than, chỉ thực hiện tiếp các dự án đã có trong quy hoạch điện VII điều chỉnh và đang đầu tư xây dựng đến năm 2030. Kiểm soát mức phát thải khí nhà kính từ sản xuất điện đạt khoảng 204-254 triệu tấn năm 2030 và còn khoảng 27-31 triệu tấn vào năm 2050. 

Đồng thời phải xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, đủ khả năng tích hợp, vận hành an toàn hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo quy mô lớn.

Theo tính toán giai đoạn 2021-2030 ước tính tổng vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải tương đương 134,7 tỷ USD. Định hướng giai đoạn 2031-2050 ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải tương đương 399,2 - 523,1 tỷ USD.

Trong đó đầu tư cho nguồn điện khoảng 364,4 - 511,2 tỷ USD, lưới điện truyền tải khoảng 34,8 - 38,6 tỷ USD. Những con số này sẽ được chuẩn xác trong các quy hoạch tiếp theo.

Xem thêm

Đề xuất không đưa 5 dự án điện than vào quy hoạch điện VIII

Đề xuất không đưa 5 dự án điện than vào quy hoạch điện VIII

Theo Bộ Công Thương, hiện còn 5/12 dự án nhiệt điện than với tổng công suất 6.800 MW đang chuẩn bị đầu tư nhưng có khó khăn trong triển khai và thu xếp vốn. Vì vậy, bộ này đề nghị không đưa 5 dự án vào Quy hoạch điện VIII và sẽ cân đối, bù bằng các nguồn

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...