EVNGENCO2 dự kiến IPO vào tháng 12/2020, được định giá hơn 46 nghìn tỷ đồng

Dự kiến Phương án cổ phần hoá sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 8/2020 và thực hiện việc chào bán công khai cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng 12/2020.
EVNGENCO2 dự kiến IPO vào tháng 12/2020, được định giá hơn 46 nghìn tỷ đồng

Sáng nay, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tổ chức lễ công bố kết quả xác định giá trị DN cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Phát điện 2 (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) - EVNGENCO2.

Thông qua giá trị doanh nghiệp tại thời điểm 0 giờ ngày 1/1/2019 của Công ty mẹ - EVNGENCO 2 để cổ phần hoá sau khi có báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, giá trị thực tế Công ty mẹ - EVNGENCO 2 để cổ phần hoá là 46.102.241.909.599 đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại Công ty mẹ - EVNGENCO 2 là 26.605.439.524.772 đồng.

Tài sản không tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa là tài sản cố định hình thành từ Quỹ khen thưởng, phúc lợi có giá trị còn lại là 5.694.156.764 đồng được chuyển giao cho tổ chức công đoàn tại công ty cổ phần quản lý, sử dụng để phục vụ tập thể người lao động trong công ty cổ phần theo quy định tại khoản 4, Điều 14 Nghị định 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ.

Giá trị doanh nghiệp của Công ty mẹ - EVNGENCO 2 được Liên doanh Tư vấn AASC – UHY xác định trên cơ sở Báo cáo tài chính được Kiểm toán độc lập KPMG kiểm toán và được công bố rộng rãi trên website của đơn vị cũng như Cổng thông tin doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Xem thêm

Điện lực Ba Vì: Nghi vấn từ những gói thầu

Điện lực Ba Vì: Nghi vấn từ những gói thầu

Dù quy định không được nêu bất cứ điều kiện nào trong hồ sơ mời thầu nhằm hạn chế sự tham gia và tạo lợi thế cho một số nhà thầu nhưng tại nhiều gói thầu của Điện lực Ba Vì lại có những dấu hiệu bất tuân quy định.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...