Eximbank bầu thêm 2 thành viên hội đồng quản trị tại Đại hội cổ đông bất thường

Ông Trần Tấn Lộc và ông Nguyễn Cảnh Anh đã chính thức là thành viên Hội đồng quản trị của Eximbank sau khi hai thành viên cũ từ nhiệm…

Đại hội đồng cổ đông bất thường tại ngân hàng Eximbank
Đại hội đồng cổ đông bất thường tại ngân hàng Eximbank

Sáng ngày 18/9, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank – mã chứng khoán: EIB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường. Đại hội đã thực hiện bầu bổ sung 2 thành viên Hội đồng quản trị mới cho nhiệm kỳ VII (2020-2025).

Trước đó, ngân hàng này nhận được đơn từ nhiệm vị trí thành viên Hội đồng quản trị của ông Nguyễn Hiếu và ông Nguyễn Thanh Hùng, do đó lãnh đạo ngân hàng quyết định triệu tập đại hội bất thường nhằm bầu bổ sung 2 thành viên.

Danh sách nhân sự ứng cử để bầu bổ sung vào Hội đồng quản trị Eximbank được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận gồm ông Trần Tấn Lộc, Tổng giám đốc Eximbank; ông Nguyễn Cảnh Anh và ông Võ Văn Dũng.

Trong đó, Ông Nguyễn Cảnh Anh hiện đang là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Amya Holdings, trước đó ông từng làm qua nhiều vị trí tại các doanh nghiệp như Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội, Tập đoàn Vingroup, Công ty Cổ phần Điện Lực.

Còn ông Trần Tấn Lộc hiện đang là Tổng giám đốc Eximbank, ông có thời gian công tác tại Eximbank từ năm 1990 đến nay và từng kinh qua nhiều vị trí như thư ký Hội đồng quản trị kiêm Phó chánh văn phòng Hội đồng quản trị, phó Tổng giám đốc thường trực, Tổng giám đốc kiêm người quản trị công ty…

Đáng chú ý, ngay tại đại hội, ông Võ Văn Dũng – người nộp hồ sơ ứng cử vào Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2020-2025 xin rút khỏi danh sách ứng cử. Như vậy, danh sách bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị chỉ còn ông Trần Tấn Lộc và ông Nguyễn Cảnh Anh.

Kết quả, Eximbank đã bầu bổ sung hai thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ VII gồm ông Võ Cảnh Anh và ông Trần Tấn Lộc.

Hiện Hội đồng quản trị ngân hàng này có 7 thành viên là bà Đỗ Hà Phương, bà Lương Thị Cẩm Tú, bà Lê Thị Mai Loan, ông Phạm Quang và ông Trần Anh Thắng và hai thành viên trúng cử trong cuộc họp bất thường sáng nay là Nguyễn Cảnh Anh; Trần Tấn Lộc. Trong đó, bà Đỗ Hà Phương là Chủ tịch Hội đồng quản trị, còn ông Trần Anh Thắng là thành viên Hội đồng quản trị độc lập.

Trước đó, Eximbank liên tục vướng vào lùm xùm xoay quanh vị trí "ghế nóng" sau khi bà Đỗ Hà Phương được bổ nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank thay cho bà Lương Thị Cẩm Tú vào ngày 28/6/2023.

Tuy nhiên, ngay sau đó, nhóm cổ đông do ông Trần Hoàng Ninh làm đại diện 2 lần gửi đơn đề nghị Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Tổng Giám đốc Eximbank thực hiện các thủ tục liên quan đến việc bãi nhiệm bà Đỗ Hà Phương.

Tại văn bản này, ông Ninh cho rằng không yêu cầu và hoàn toàn bác bỏ việc bà Đỗ Hà Phương tự ý thực hiện việc mời họp Hội đồng quản trị, tự ý bỏ phiếu biểu quyết bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị, bỏ phiếu biểu quyết miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị và các phiếu biểu quyết khác.

Hành vi của bà Phương có dấu hiệu lạm dụng tín nhiệm của cổ đông đề cử để trục lợi cá nhân do thực hiện công việc trái với ý chí và trái với quyền, lợi ích của cổ đông.

Do đó, nhóm cổ đông này đã thống nhất thông báo với Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Tổng Giám đốc Eximbank việc chấm dứt các ủy quyền, đề cử và đề nghị rút bà Đỗ Hà Phương khỏi Hội đồng quản trị Eximbank nhiệm kỳ VII (2020-2025) vì "bà Phương không bảo đảm điều kiện làm Thành viên Hội đồng quản trị Eximbank do vi phạm Luật Các tổ chức tín dụng".

Quay lại đại hội, trả lời chất vấn của cổ đông về việc thực hiện kế hoạch kinh doanh năm khi đến hết nửa đầu năm 2023 ngân hàng mới chỉ thực hiện được 28% kế hoạch với 1.405 tỷ đồng trước thuế, ban lãnh đạo ngân hàng cho biết nguyên nhân là tình hình kinh tế khó khăn khiến tín dụng bị chững lại.

Tuy nhiên, trong 6 tháng tới, Chính phủ có nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn kinh tế, khách hàng cá nhân, kỳ vọng Eximbank có thể đạt được mục tiêu 5.000 tỷ đồng. Nếu tình hình không xấu đi, tiến triển khả quan, ngân hàng vẫn có thể đạt được mục tiêu này, không có kế hoạch điều chỉnh mục tiêu lợi nhuận.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...