Eximbank lại làm “nóng” thị trường

Cổ đông lớn Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) vừa có văn bản yêu cầu họp ĐHĐCĐ bất thường nhằm cắt giảm quy mô HĐQT của Eximbank thì ban kiểm soát của ngân hàng này cũng lên tiếng về sự “thiếu nhịp nhàng” của những người đứng đầu.
Eximbank lại làm “nóng” thị trường

Mới đây, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã: EIB) đã có thông báo về việc tổ chức họp ĐHCĐ thường niên 2020 tại sáng 30/6 và họp bất thường vào chiều 30/6.

Thông báo này được đưa ra dựa trên yêu cầu triệu tập của cổ đông SMBC để bàn về 2 vấn đề SMBC yêu cầu là bãi nhiệm ông Yasuhiro Saitoh và cắt giảm quy mô HĐQT. Việc bỏ phiếu "Không bãi nhiệm" hay "Bãi nhiệm" đối với từng thành viên HĐQT phải được quyết định tại một cuộc họp cổ đông và không thể được thông qua hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.

Một nhóm cổ đông khác nắm giữ 10,36% vốn cũng có văn bản kiến nghị tổ chức đại hội bất thường để có những định hướng, quyết định phù hợp và đúng đắn. Trong trường hợp đó, nhóm cổ đông kiến nghị xem xét bầu bổ sung 1 thành viên HĐQT. 

Nhóm cổ đông cho rằng thời gian qua, các cổ đông của Eximbank không có chung quan điểm, không đồng lòng, thống nhất và chính những mâu thuẫn, xung đột đang tồn tại giữa các cổ đông khiến các cuộc họp không được tổ chức thành công. 

Ngay sau khi cổ đông lớn gửi kiến nghị, báo cáo của Ban Kiểm soát (tài liệu họp ĐHĐCĐ) cũng đưa ra kiến nghị cần có giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm đưa vào hoạt động dự án trên và sửa lại điều lệ của ngân hàng do một số nội dung đã lạc hậu, không còn phù hợp theo quy định pháp luật hiện hành.

Liên quan đến hoạt động của HĐQT, Ban Kiểm soát đánh giá trong nhiệm kỳ qua đặc biệt là năm 2019, HĐQT thiếu nhịp nhàng, các thành viên còn nhiều ý kiến trái chiều, gây tranh cãi. 

Các cuộc họp thường xuyên kéo dài, không đưa ra được quyết định cuối cùng, dẫn đến việc chậm ra quyết định đối với các vấn đề hệ trọng của ngân hàng, điển hình là vấn đề bổ nhiệm tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, tổ chức đại hội cổ đông, yêu cầu của cơ quan thanh tra giám sát... đã dẫn đến Eximbank bị xử phạt hành chính về vấn đề này và gây ảnh hưởng đến hình ảnh của ngân hàng.

Ban Kiểm soát cho rằng đây cũng là bài học sâu sắc để HĐQT phải rút kinh nghiệm tránh lặp lại trong nhiệm kỳ tới. 

Thời gian gần đây Eximbank cũng có nhiều biến động về nhân sự cấp cao. Cuối tháng 4, Eximbank thông qua việc bổ nhiệm, phân công Phó Tổng giám đốc Trần Tấn Lộc kiêm nhiệm chức danh Người phụ trách quản trị công ty tại Eximbank.

Ông Lộc sinh năm 1969, gia nhập Eximbank từ năm 1994 là nhân viên phòng kế toán, sau đó giữ nhiều vị trí như Trưởng phòng thẻ tín dụng, Trợ lý tổng giám đốc kiêm Phó Ban dự án và từng có giai đoạn đảm nhiệm Quyền Tổng giám đốc giai đoạn 12/2015-3/2016, trước khi làm Phó Tổng giám đốc thường trực ngân hàng. 

Hiện nay, Quyền Tổng giám đốc Eximbank là ông Nguyễn Cảnh Vinh được bổ nhiệm vào cuối tháng 5, sau khi ông Lê Văn Quyết thôi giữ chức vụ cuối tháng 4.  Đồng thời, ngân hàng cũng thông báo bổ nhiệm ông Lã Quang Trung làm kế toán trưởng từ 4/5 trong thời hạn 1 năm, đánh giá lại kết quả thực hiện công việc sau 6 tháng. Trước đó, HĐQT Eximbank đã chấp thuận điều động ông Trung vào vị trí trên.

Cuối tháng 2, HĐQT cũng bổ nhiệm ông Nguyễn Quang Thông giữ chức danh Phó Chủ tịch. Ông Nguyễn Quang Thông sinh năm 1963, cử nhân Kinh tế, gia nhập Eximbank từ năm 2006 và giữ các vị trí thành viên Ban Kiểm soát, Thành viên HĐQT và từng được bầu làm Phó Chủ tịch nhiệm kỳ 2010-2015 và 2015-2020.

Xem thêm

Diễn biến lạ tại Eximbank

Diễn biến lạ tại Eximbank

HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa thông qua Nghị quyết liên quan đến lộ trình tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2020 khi ĐHĐCĐ thường niên 2019 còn chưa có hồi kết.
Eximbank lại hoãn ĐHĐCĐ

Eximbank lại hoãn ĐHĐCĐ

Hội đồng quản trị Eximbank (mã: EIB) có nghị quyết chấp hành ý kiến chỉ đạo của UBND TP.HCM về việc không tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường trong thời điểm hiện nay. Việc tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường sẽ được dời sang thời điểm thích hợp.

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...