Eximbank: Tìm đâu "phao cứu sinh"?

Tiếp tục thất bại trong việc tổ chức ĐHĐCĐ năm 2020 dù đã là thời gian tổ chức ĐHĐCĐ năm 2021 với căng thẳng leo thang, Eximbank tiếp tục rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Câu hỏi đặt ra ở đây là, chiếc "phao cứu sinh" của ngân hàng hiện đang nằm ở đâu?
Eximbank: Tìm đâu "phao cứu sinh"?

Sau nhiều lần bất thành, phiên họp thường niên năm 2020 của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã: EIB) tiếp tục được tổ chức vào ngày 26/4. Do đây là lần tổ chức thứ 5 nên phiên họp không còn điều kiện về số cổ phần dự họp.

Tuy nhiên, các cổ đông đại diện hơn 94% vốn điều lệ ngân hàng đã có mặt nhưng đại hội vẫn không thể diễn ra khi có tới 55% số cổ phần tham dự họp không thông qua quy chế. Eximbank chưa công bố thời gian tổ chức lại phiên họp. Thế nhưng, theo đúng kế hoạch, hôm nay (27/4), nhà băng này tổ chức phiên họp thường niên năm 2021.

“Nút thắt” ngày càng chặt

Với những gì đã và đang xảy ra tại Eximbank, dù đã ấn định được ngày họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 nhưng đại hội có diễn ra ha không và nếu diễn ra liệu có thành công không lại là chuyện khác.

Hiện, Eximbank là tổ chức tín dụng duy nhất trong toàn hệ thống ngân hàng hai năm không tổ chức ĐHĐCĐ nhưng chỉ bị xử phạt hành chính. Thực tế, nếu không phải là đơn vị chịu sự quản lý đặc thù của ngành mà là một doanh nghiệp bình thường hẳn Eximbank đã bị huỷ niêm yết bắt buộc trên HoSE và rời về UPCoM.

Bởi lẽ, không có một công ty niêm yết nào hai năm không tổ chực ĐHĐCĐ thường niên mà vẫn được “ngồi ngay ngắn” trên HoSE.

Việc không thể tổ chức ĐHĐCĐ đã kéo theo hệ luỵ là không ổn định được ban lãnh đạo, liên tục thay đổi Chủ tịch, bỏ trống ghế tổng giám đốc khiến ngân hàng vốn là ngôi sao 1 thời nay như con tàu mất hướng.

Nguyên nhân của việc ĐHĐCĐ thường niên của Eximbank liên tục bị hoãn và tạm dừng giữa chừng là do bất đồng giữa các cổ đông mà vấn đề nóng nhất vẫn là tranh chấp chiếc ghế chủ tịch ở Eximbank và sự trống vắng của vị trí tổng giám đốc, đồng thời là đại diện pháp luật của ngân hàng.

Trong hai năm qua, Eximbank liên tục chứng kiến sự thay đổi trong dàn lãnh đạo khi ghế “nóng” của Eximbank đã đổi chủ đến 5 lần, từ ông Lê Minh Quốc sang bà Lương Thị Cẩm Tú, quay trở lại ông Lê Minh Quốc, rồi chuyển cho ông Cao Xuân Ninh và mới nhất là ông Yasuhiro Saitoh.

Đáng chú ý, ngày 13/4 vừa qua, Eximbank lại gây kinh ngạc khi bất ngờ ban hành 2 Nghị quyết trong vòng một ngày để miễn nhiệm Chủ tịch HĐQT Yasuhiro Saitoh rồi sau đó bầu lại chính ông này vào vị trí cũ.

Mới đây nhất, ngay trước phiên họp ĐHĐCĐ thường niên ngày 26/4, hai nhóm cổ đông lớn đã gửi đề xuất bổ sung vào chương trình họp việc miễn nhiệm gần hết HĐQT hiện tại của ngân hàng.

Nhóm cổ đông sở hữu 10,3% vốn Eximbank (CTCP Rồng Ngọc, CTCP đầu tư và dịch vụ Helios, CTCP Thắng Phương, cổ đông Thái Thị Mỹ Sang, Lưu Như Trân) đề nghị miễn nhiệm 5 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2015-2020, gồm ông Yasuhiro Saitoh, ông Lê Minh Quốc, ông Cao Xuân Ninh, ông Lê Văn Quyết, ông Ngô Thanh Tùng.

Nhóm cổ đông khác sở hữu 11,2% vốn (ông Nguyễn Tiến Dũng, ông Trần Công Cận, Lafelle Limited, Education Management Holdings Limited) đề nghị miễn nhiệm ba thành viên là ông Hoàng Tuấn Khải, ông Đặng Anh Mai, bà Lương Thị Cẩm Tú.

Theo báo cáo quản trị của Eximbank, HĐQT nhà băng này hiện có 9 người. Như vậy, theo kiến nghị của các nhóm cổ đông nói trên thì có tới 8 thành viên bị đề nghị miễn nhiệm, chỉ còn lại ông Nguyễn Quang Thông - người có thời gian tạm giữ chức Chủ tịch HĐQT ngắn ngủi nhất giới tài chính… với 25 phút (khoảng thời gian giãn cách giữa 2 Nghị quyết ngày 13/4).

“Lạc trôi” thương hiệu

Việc các nhóm cổ đông không tìm được tiếng nói chung cùng với nhân sự cấp “thượng tầng” liên tục biến động trong thời gian qua đã ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của Eximbank.

Từng là gương mặt thường trực trong “câu lạc bộ nghìn tỷ” lợi nhuận của hệ thống ngân hàng nhưng năm 2013 Eximbank “rớt đài” tụt xuống còn 828 tỷ đồng, rồi xuống 69 tỷ đồng trong năm 2014. Đến năm 2015, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cuối năm này là âm 817 tỷ đồng.

Bất ổn ở Eximbank bắt đầu lan rộng khi ĐHĐCĐ năm 2016 bất thành khiến cho hoạt động của ngân hàng ngày càng khó khăn, với tài sản tụt giảm và lợi nhuận lao dốc, thậm chí bị lỗ và cổ phiếu Eximbank bị đưa vào diện cảnh báo do lợi nhuận âm hai năm liên tiếp.

Năm 2018, Eximbank trở nên ồn ào với sự “bốc hơi” 245 tỷ đồng tiền gửi của bà Chu Thị Bình (Thủy sản Minh Phú). Đây cũng là năm lợi nhuận của Eximbank điều chỉnh giảm 52% so với kế hoạch.

Mẫu thuẫn giữa các nhóm cổ đông kéo dài khiến tình hình kinh doanh của Eximbank thụt lùi trong nhiều năm qua
Mẫu thuẫn giữa các nhóm cổ đông kéo dài khiến tình hình kinh doanh của Eximbank thụt lùi trong nhiều năm qua

Gần đây nhất, năm 2020 có vẻ tươi sáng hơn khi lợi nhuận trước thuế đạt 1.399 tỷ đồng, tăng 22,3% so với năm 2019, nhưng thua xa nhóm ngân hàng từng ở mức dưới một thời như NamABank, TPBank, VIB, OCB... Kế hoạch năm 2021, Eximbank dự kiến đạt 2.150 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Trong khi đó, các nhà băng cùng quy mô đặt mục tiêu lợi nhuận trên dưới chục nghìn tỷ đồng.

Hiện, Eximbank có vốn điều lệ 12.355 tỷ đồng, tổng tài sản và dư nợ những năm gần đây đều không tăng trưởng, tương ứng 160.000 tỷ đồng và gần 100.000 tỷ đồng. Eximbank đang dần tiến về phía các ngân hàng nhỏ, nếu điều này trở thành hiện thực thì vị thế của ngân hàng sẽ ngày càng yếu, thậm chí không biết sẽ đi về đâu.

Chiếc phao cổ đông lớn

Như đã nói ở trên, vấn đề của Eximbank nằm ở chỗ cơ cấu cổ đông và sự tranh chấp nắm quyền điều hành ngân hàng.

Theo dữ liệu mới nhất, tính đến ngày 7/3/2021, cơ cấu cổ đông của Eximbank bao gồm các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 29,82%vốn, trong đó Sumitomo Mitsui Banking Corporation nắm 15%, quỹ VOF 4,97%. Trong 70% cổ phần còn lại Vietcombank sở hữu 4,82%, còn lại khoảng 65% thuộc về cổ đông bên ngoài mà chủ yếu là hai nhóm đầu tư là bà Ngô Thu Thuý (nắm giữ khoảng 14-15%), và nhóm liên quan đến một ngân hàng (nắm giữ khoảng 30%).

Để có thể tạo ưu thế chi phối cả hai nhóm đều “tranh thủ” sự ủng hộ của cổ đông nước ngoài và cổ đông tổ chức Vietcombank. Tuy nhiên, Vietcombank quyết giữ lập trường ở vị thế trung lập còn Sumitomo lại “lập lờ” liên tục thay đổi quan điểm ủng hộ.

Cả hai nhóm nhà đầu tư đều đề cập đến khả năng chuyển nhượng cổ phần đang nắm giữ để rút chân ra khỏi Eximbank và tạo điều kiện cho nhóm còn lại khôi phục vị thế ngân hàng. Tuy nhiên, sau những lần thương thảo vẫn chưa chưa thống nhất được giá chuyển nhượng cũng như tỷ lệ mua bán.

Trong khi đó, có ý kiến lại ủng hộ nhóm cổ đông mới Huyndai Thành công bởi đây là nhóm cổ đông lành mạnh, có "tiền tươi thóc thật" - như yêu cầu từ phía Ngân hàng Nhà nước và nhóm này được đề cử tới 2 thành viên trong cơ cấu HĐQT nhiệm kỳ 2021-2025 đã được phê duyệt là bà Lê Hồng Anh, ông Đào Phong Trúc Đại, hai thành viên còn lại là Nguyễn Hiếu và Yasuo Takeuchi (Tổng số thành viên HĐQT dự kiến là 11 người, trong đó có 2 thành viên độc lập).

Thực tế, với vị thế sẵn có cùng dư địa bứt phá, Eximbank đang trở thành “món hời” đối với nhiều “đại gia”, nhất là đối với những ai đang đi tìm mảnh ghép tài chính chiến lược cho hệ sinh thái của mình.

Bởi hiện nay, việc vay vốn ngân hàng đối với các doanh nghiệp bất động sản là không còn dễ dàng do đã sử dụng hết hạn mức, điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã được siết chặt, nên cũng không dễ huy động vốn từ kênh này.

Do vậy, dù mỗi nhóm cổ đông đều có lợi thế và mục đích riêng đối với Eximbank nhưng để ngăn hành trình tụt dốc của ngân hàng, cần gác lại các mâu thuẫn và ngồi với nhau để vực dậy thương hiệu cũng là để đảm bảo lợi ích cho chính mình khi thời gian 5 năm "nội chiến" vừa qua cũng là khoảng thời gian mà các “đối thủ” đã bứt phá và đạt được những vị thế mới, đem lại nhiều lợi ích cho cổ đông.

Ngoài ra, để đạt được điều này, Ngân hàng Nhà nước với cương vị là cơ quan quản lý có thể tập hợp các cổ đông, lắng nghe ý kiến các bên, từ đó đề ra các biện pháp để giảm thiểu mâu thuẫn giữa các cổ đông.

Đồng thời xem xét việc phê duyệt nhân sự cấp “thượng tầng” dự kiến để cổ đông có căn cứ bầu ra những người đại diện phù hợp và xứng đáng, không chỉ giúp Eximbank ổn định trở lại mà còn góp phần hướng tới mục tiêu minh bạch của cả hệ thống ngân hàng.

Xem thêm

Kịch bản ĐHĐCĐ bất thành tiếp tục lặp lại tại Eximbank

Kịch bản ĐHĐCĐ bất thành tiếp tục lặp lại tại Eximbank

Tính đến 9h30 phút ngày 29/7, ĐHĐCĐ của Eximbank mới chỉ có 142 cổ đông đại diện cho 42,57% vốn cổ phần tham dự. Như vậy, ĐHĐCĐ lần 2 của Eximbank tiếp tục bất thành do không đủ lượng cổ đông tham dự theo quy định là tối thiểu 51%.

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...