FAO: Giá lương thực thế giới cao nhất từ trước đến nay

Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) ngày 8/4 cho biết giá lương thực thế giới đã ghi nhận mức cao kỷ lục mới trong tháng 3/2022 trong bối cảnh căng thẳng Nga - Ukraine làm gián đoạn xuất khẩu ngũ cốc và dầu ăn.
Một quầy hàng tại siêu thị ở Athens, Hy Lạp.
Một quầy hàng tại siêu thị ở Athens, Hy Lạp.

Chỉ số giá lương thực của FAO (căn cứ giá của hầu hết các mặt hàng lương thực được giao thương trên toàn cầu) trong tháng 3/2022 là 159,3 điểm, tăng so với con số 141,4 điểm vào tháng Hai. Thông báo của FAO nêu rõ chỉ số giá lương thực đã tăng 12,6% từ tháng Hai đến tháng Ba, lên mức cao kỷ lục mới kể từ khi chỉ số này bắt đầu được tính toán vào năm 1990.

Cả Nga và Ukraine đều là những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới về ngô, lúa mì, lúa mạch và dầu hướng dương qua Biển Đen. Căng thẳng giữa hai nước này đã làm đình trệ xuất khẩu các mặt hàng trên của Ukraine.

Tháng trước, FAO cảnh báo giá lương thực và thực phẩm có thể tăng 20% do cuộc xung đột tại Ukraine, làm gia tăng tình trạng suy dinh dưỡng trên thế giới. FAO cũng giảm mức dự báo sản lượng lúa mì toàn cầu trong năm 2022 từ 790 triệu tấn xuống còn 784 triệu tấn do lo ngại rằng ít nhất 20% khu vực trồng cấy vụ Đông ở Ukraine có thể không có sản phẩm thu hoạch.

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...