Faros giảm sàn, ông Trịnh Văn Quyết nâng sở hữu FLC lên 17,9%

Faros giảm tới 19.000 đồng/Cp, trong khi chủ tịch Trịnh Văn Quyết âm thầm gom 5 triệu mã FLC, nâng sở hữu lên mức 17,9%.
Faros giảm sàn, ông Trịnh Văn Quyết nâng sở hữu FLC lên 17,9%

Chủ tịch Trịnh Văn Quyết nâng sở hữu tại FLC lên 17,9% vốn điều lệ 

Ngày 12/12, Công ty CP tập đoàn FLC (mã: FLC) thông báo biến động sở hữu của cổ đông nội bộ Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT của tập đoàn. Trước đó, ông Quyết đăng ký mua 50.210.000 cổ phiếu FLC.

Trong khoảng thời gian từ 9/11 đến 8/12/2016, cổ đông Trịnh Văn Quyết đã giao dịch mua thành công 5.327.590 cổ phiếu, nâng tổng sở hữu lên 114.187.150 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 17,9% vốn điều lệ công ty.

Lượng cổ phiếu mà chủ tịch FLC gom đợt này chỉ bằng 10% khối lượng đăng kí mua. Nguyên nhân là do “diễn biến thị trường không thuận lợi như kỳ vọng”.

Sau khi tăng vốn ồ ạt, hiện vốn điều lệ của FLC đã nâng lên mức hơn 6.380 tỷ đồng, tương đương hơn 638 triệu cổ phiếu lưu hành.

Tuy nhiên, giá cổ phiếu FLC trên sàn chứng khoán lại diễn biến ngược chiều tăng trưởng vốn của tập đoàn khi liên tục sụt giảm mạnh, xuống dưới mệnh giá ở quanh mức hơn 5.000 đồng/CP. Phiên ngày 12/12, cổ phiếu FLC lại giảm gần 7%, xuống còn 5.100 đồng/CP, tương ứng giá trị vốn hoá gần 3.254 tỷ đồng, chỉ bằng một nửa vốn điều lệ.

Với mức giá hiện 5.100 đồng/CP, tổng giá trị tài sản cổ phiếu FLC của đại gia Trịnh Văn Quyết cũng bị “ngót” non nửa, còn khoảng 582 tỷ đồng.

Trong khi giá cổ phiếu FLC rớt thảm, thì “ông em” sinh sau là ROS – Công ty CP đầu tư xây dựng FLC Faros lại đang giúp ông Trịnh Văn Quyết gia tăng tài sản nhanh chóng. Chỉ sau 3 tháng lên sàn HSX, giá cổ phiếu ROS liên tục tăng trần từ mức 12.500 đồng/CP khi chào sàn, lên gấp chục lần, lập đỉnh 127.000 đồng/CP ngày 28/11/2016.

Tuy nhiên, từ cuối tháng 11 đến nay, giá cổ phiếu ROS liên tục lao dốc trong 10 phiên, đến ngày 12/12 giảm xuống còn 108.000 đồng/CP. Tức đã “bốc hơi” tổng cộng 19.000 đồng/CP (- 15% thị giá), vốn hoá Faros trên sàn giảm mất 8.170 tỷ đồng.

Trong đà giảm giá, các cổ đông Faros đang chịu thiệt thòi khi tài sản bị bốc hơi mạnh. Trong đó, ông Trịnh Văn Quyết – cổ đông cá nhân sở hữu lớn nhất nắm 65% cổ phần Faros (khoảng 279,5 triệu đơn vị) cũng bị “hao hụt” tài sản chứng khoán đáng kể. Ước tính giá trị tài sản cổ phiếu ROS của ông Quyết vào ngày ROS đạt đỉnh hôm 28/11/2016 lên tới 35.496 tỷ đồng. Song đến hôm nay (12/12/2016), khối cổ phiếu ROS của vị tỷ phú trẻ tuổi này đã bị “bay hơi” 5.324 tỷ đồng chỉ sau 10 phiên giao dịch.

Dù vậy, ROS hiện vẫn là “ngôi sao sáng” trên sàn chứng khoán Việt Nam với thanh khoản cao, giao dịch mỗi phiên khớp lệnh từ 2 triệu đến 3,2 triệu đơn vị/phiên. Các nhà đầu tư vẫn dành sự quan tâm và hào hứng với các đợt “sóng” lớn được tạo ra xung quanh Faros – một hiện tượng cổ phiếu kỳ lạ trên sàn.

Hải Hà

>> FAROS khởi động phát hành tăng vốn thêm 1.075 tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...