FDA cho phép tăng thời gian bảo quản Vắc xin Pfizer lên 1 tháng

Việc nâng mức thời gian bảo quản này sẽ tạo thêm nhiều thuận tiện cho quá trình vận chuyển vắc xin cũng như quá trình lưu trữ, quản lý trước khi tổ chức tiêm phòng cho người dân.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) mới đây đã cho phép bảo quản vắc xin Pfizer - BioNTech ở nhiệt độ tủ đông tiêu chuẩn trong tối đa một tháng. 

Các lọ vắc xin đã rã đông chưa mở có thể được bảo quản trong tủ lạnh ở mức 2 đến 8 độ C trong tối đa một tháng, lâu hơn hẳn so với mức 5 ngày trước đây. 

Peter Marks, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá Sinh học của FDA, cho biết: “Quyết định cấp phép dựa trên nghiên cứu của FDA sẽ giúp vắc xin Pfizer-BioNTech phổ biến rộng rãi hơn tới công chúng, tạo điều kiện cho các nhà cung cấp vắc xin và các cơ quan y tế tiếp nhận, lưu trữ và quản lý vắc xin”.

Vắc xin ngừa Covid-19 của Pfizer - BioNTech được cấp phép bảo quản trong 1 tháng ở mức nhiệt 2-8 độ C.
Vắc xin ngừa Covid-19 của Pfizer - BioNTech được cấp phép bảo quản trong 1 tháng ở mức nhiệt 2-8 độ C.

Sự thay đổi này đặc biệt quan trọng đối với các cơ sở toàn cầu có cơ sở hạ tầng vận chuyển và lưu trữ kém.

Vào tháng 2, cơ quan y tế Hoa Kỳ đã phê duyệt việc bảo quản và vận chuyển vắc xin ở nhiệt độ tủ đông tiêu chuẩn trong tối đa hai tuần thay vì điều kiện cực lạnh.

Trước đó, Bộ Y tế Canada cho biết họ đã phê duyệt việc bảo quản vắc xin ở nhiệt độ lạnh tiêu chuẩn trong tối đa một tháng, cho phép linh hoạt hơn trong kế hoạch phân phối.

Vắc xin đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp vào tháng 12/2020 với nhãn yêu cầu được bảo quản ở nhiệt độ từ -80ºC đến -60ºC, có nghĩa là nó phải được vận chuyển trong các thùng chứa được thiết kế đặc biệt.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.