Fed cảnh báo không nên tăng lãi suất quá nhanh

Một quan chức cao cấp của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ngày 11/7 cho hay lãi suất cần cao hơn nữa để giúp “hạ nhiệt” nhu cầu và kiềm chế lạm phát, nhưng ngân hàng trung ương này cũng phải cẩn thận để không tăng lãi suất quá nhanh.
Fed cảnh báo không nên tăng lãi suất quá nhanh

Nhận định trên được Chủ tịch Fed chi nhánh Kansas, bà Esther George, đưa ra trong một sự kiện tổ chức tại Missouri.

Ủy ban Thị trường Mở (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách của Fed hồi tháng trước, đã công bố đợt tăng lãi suất lớn nhất trong gần 30 năm. Nhưng Chủ tịch George không đồng tình với quyết định này và bày tỏ ưu tiên một mức tăng nhỏ hơn. Bà cảnh báo rằng việc tăng lãi suất quá nhanh có thể gây "bất ổn" và gia tăng lo ngại về khả năng suy thoái kinh tế, viện dẫn lãi suất thị trường đã tăng lên để đối phó với động thái của Fed.

Để đối phó với lạm phát tăng nhanh nhất trong hơn bốn thập kỷ, Fed đã bắt đầu tăng lãi suất từ tháng Ba. Gần đây nhất tại cuộc họp tháng Sáu, ngân hàng trung ương này đã tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm, đồng thời báo hiệu một mức tăng mạnh tương tự có thể được đưa ra trong cuộc họp tháng này.

Một số quan chức, bao gồm Thống đốc Christopher Waller, cho rằng FOMC nên tăng lãi suất nhanh chóng rồi đánh giá lại tình hình vào cuối năm.

Tuy nhiên, Chủ tịch George cho biết trong khi chia sẻ quan điểm Fed cần phải hành động nhanh chóng, bà cho rằng những thay đổi quan trọng và đột ngột có thể gây lo lắng cho thị trường.

Bà nhấn mạnh tốc độ tăng lãi suất hiện thời đã thuộc hàng nhanh nhất trong lịch sử khiến các hộ gia đình và doanh nghiệp gặp khó trong việc nhanh chóng thích ứng. Những thay đổi đột ngột hơn về lãi suất có thể tạo ra sự căng thẳng trong nền kinh tế hoặc thị trường tài chính. Quan chức Fed cũng lưu ý những cảnh báo ngày một gia tăng về khả năng xảy ra một cuộc suy thoái sắp tới.

Ngoài ra, với sự không chắc chắn về cách nền kinh tế sẽ phản ứng với động thái điều chỉnh chính sách của Fed, bà nói rằng không rõ lãi suất sẽ cần lên cao bao nhiêu để kéo lạm phát đi xuống.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...