FLC Faros giải trình lý do chậm nộp BCTC năm 2021

Mới đây, CTCP Xây dựng FLC Faros (HOSE: ROS) đã có văn bản giải trình việc chậm công bố thông tin báo cáo tài chính (BCTC) năm 2021 và phương án khắc phục tình trạng cổ phiếu bị kiểm soát.
FLC Faros giải trình lý do chậm nộp BCTC năm 2021

Trước đó, ngày 25/05, Công ty đã nhận được quyết định của Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) về việc chuyển cổ phiếu ROS từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát từ ngày 30/05/2022 với lý do tổ chức niêm yết chậm nộp BCTC năm 2021 đã được kiểm toán quá 30 ngày so với thời hạn quy định.

Lý do là chưa tìm được đơn vị kiểm toán phù hợp nên chưa thể nộp và công bố BCTC đã được kiểm toán theo quy định.

Hiện nay, Công ty vẫn đang gấp rút tìm kiếm đơn vị kiểm toán mới trong danh sách các đơn vị kiểm toán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận để thực hiện kiểm toán BCTC năm 2021.

Bên cạnh đó, ROS cũng chưa thực hiện được thủ tục thay đổi người đại diện pháp luật do chưa được phản hồi của Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Bộ Công an và Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội. Công ty sẽ tiếp tục gửi công văn đến Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Bộ Công an và Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội để xin ý kiến.

Xem thêm

Hàn Quốc đang đặt cược vào metaverse

Hàn Quốc đang đặt cược vào metaverse

Khoản đầu tư 177 triệu USD của Hàn Quốc là một trong những khoản đầu tư đầu tiên được thực hiện bởi một chính phủ quốc gia vào ngành công nghiệp còn non trẻ này.
Xuất nhập khẩu 5 tháng tăng 15,6%

Xuất nhập khẩu 5 tháng tăng 15,6%

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm tiếp tục xu hướng tích cực, ước đạt 305 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái, hứa hẹn cả năm cán ngưỡng 700 tỷ USD.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...