Gần 40 tuyến cao tốc được đầu tư xây dựng theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn năm 2050

Phó thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký quyết định ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn năm 2050. Cụ thể, trong giai đoạn 2021 - 2030 sẽ có 38 tuyến cao tốc được đầu tư xây dựng theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn năm 2050.
Gần 40 tuyến cao tốc được đầu tư xây dựng theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn năm 2050

Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ, dự kiến tiến độ đầu tư các tuyến cao tốc giai đoạn 2021 - 2025, gồm: Cao tốc Bắc - Nam phía Đông, cửa khẩu Hữu Nghị - Lạng Sơn, Chợ Mới - Bắc Kạn, Tuyên Quang - Phú Thọ, trục Vân Đồn, Vân Đồn - Móng Cái, Nội Bài - Bắc Ninh, Bến Lức - Long Thành, Chơn Thành - Đức Hòa, Cao Lãnh - An Hữu, Mỹ An - Cao Lãnh, Cao Lãnh - Lộ Tẻ, Lộ Tẻ - Rạch Sỏi.

Kế hoạch đầu tư các tuyến cao tốc cả hai giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030, gồm: Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Hà Giang - Tuyên Quang, nối Hà Giang với Nội Bài - Lào Cai, Hòa Bình - Mộc Châu, vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội, vành đai 5 - vùng Thủ đô Hà Nội, Ninh Bình - Hải Phòng, Cam Lộ - Lao Bảo, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa - Chơn Thành, Dầu Giây - Tân Phú, Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương, Biên Hòa - Vũng Tàu, vành đai 3 - Tp.HCM, vành đai 4 - Tp.HCM, Tp.HCM - Chơn Thành, Tp.HCM - Mộc Bài, Gò Dầu - Xa Mát, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.

Kế hoạch đầu tư các tuyến cao tốc giai đoạn 2026 - 2030, gồm: Mộc Châu - Sơn La, Phú Thọ - Chợ Bến, Bắc Ninh - Hải Dương, Vinh - Thanh Thủy, Quy Nhơn - Peiku.

Kế hoạch của chính phủ nhằm xây dựng lộ trình triển khai quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trong lĩnh vực đường bộ để cụ thể hóa quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt; đồng thời lập kế hoạch xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường bộ theo quy hoạch, dự kiến nhu cầu sử dụng đất.

Kế hoạch thực hiện quy hoạch mạng lưới đường bộ của Chính phủ được xây dựng trên nguyên tắc ưu tiên thực hiện đối với các tuyến cao tốc chưa chuẩn bị đầu tư, các tuyến quốc lộ mở mới, đường vành đai các đô thị đặc biệt; các tuyến quốc lộ, các tuyến cao tốc đang đầu tư hoặc đang khai thác sẽ được cắm mốc giới, việc quản lý được thực hiện theo hành lang an toàn đường bộ.

Kế hoạch đầu tư các dự án cũng được căn cứ mức vốn được giao trong các kế hoạch đầu tư công trung hạn, phần còn lại sẽ được huy động vốn của địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Tiến độ đầu tư các đoạn tuyến trong kế hoạch là dự kiến, tiến độ cụ thể sẽ được xác định và phê duyệt trong bước chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư của các dự án.

Đối với các tuyến cao tốc, Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải và các địa phương tiếp tục thực hiện đầu tư các dự án đã xác định nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020, giai đoạn 2021 - 2025, chương trình phục hồi kinh tế - xã hội và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Các tuyến cao tốc theo quy hoạch có tiến trình đầu tư trước năm 2030 chưa xác định được nguồn vốn, Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải lập danh mục để kêu gọi đầu tư.

Dự án dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2026 - 2030 hoặc giai đoạn sau năm 2030 nếu có nhu cầu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và huy động được nguồn lực, Thủ tướng chấp thuận kế hoạch đầu tư sớm.

Các tuyến cao tốc phân kỳ đầu tư, đầu tư mở rộng theo quy mô quy hoạch, tùy theo thời điểm cần đầu tư để đáp ứng nhu cầu vận tải sẽ được cấp có thẩm quyền xem xét quyết định trong quá trình lập chủ trương đầu tư mà không đưa vào kế hoạch đầu tư của quy hoạch.

Đối với các tuyến quốc lộ, Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải và các địa phương tiếp tục thực hiện đầu tư các dự án đã xác định nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020, giai đoạn 2021 - 2025, chương trình phục hồi kinh tế - xã hội và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Các tuyến quốc lộ còn lại sẽ được sử dụng vốn bảo trì để duy trì tình trạng khai thác, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện; từng bước nâng cấp mặt đường, tăng cường hệ thống an toàn giao thông trong kế hoạch bảo trì hàng năm.

Xem thêm

VNPT và Nokia tiếp tục thúc đẩy và mở rộng lĩnh vực hợp tác

VNPT và Nokia tiếp tục thúc đẩy và mở rộng lĩnh vực hợp tác

Ngày 25/08/2022, tại Phần Lan, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Tập đoàn Nokia đã ký kết Thỏa thuận hợp tác về mạng vô tuyến dùng riêng (Private Wireless – LTE/5G) và các giải pháp cho cảng thông minh (smart ports), sân bay thông minh (smart airport).
Đề xuất mở rộng nhà ga sân bay Côn Đảo

Đề xuất mở rộng nhà ga sân bay Côn Đảo

ACV vừa báo cáo Bộ GTVT phương án, kế hoạch đầu tư mở rộng nhà ga hành khách và sân đỗ máy bay tại sân bay Côn Đảo. Đây là hạng mục do ACV quản lý khai thác nên có trách nhiệm đầu tư, nằm trong tổng thể Dự án Cải tạo, nâng cấp sân bay Côn Đảo đang được Bộ GTVT triển khai thủ tục.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...