Geleximco xin làm cao tốc tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình theo hình thức PPP

Tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao tập đoàn này là nhà đầu tư quan tâm và lập đề xuất báo cáo tiền khả thi dự án cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình.
Geleximco xin làm cao tốc tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình theo hình thức PPP

Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã nhận được văn bản của ông Vũ Văn Tiền, Tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco, về việc xin chủ trương lập đề xuất dự án đầu tư tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình theo hình thức PPP.

Theo văn bản, Tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco đã đề nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao tập đoàn này là nhà đầu tư quan tâm và lập đề xuất báo cáo tiền khả thi dự án cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình. Đồng thời hướng dẫn nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư tuyến cao tốc trên và làm việc với các địa phương có dự án theo đúng các quy định của pháp luật.

Ông Vũ Văn Tiền cho biết Tập đoàn Geleximco tiền thân là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội, ra đời vào năm 1993 với vốn điều lệ 3 tỷ đồng. Sau gần 30 năm, đến nay Geleximco đã có vốn chủ sở hữu 14.500 tỷ đồng, cùng với đó là khối tài sản lên tới 52.000 tỷ đồng.

Trong văn bản gửi Bộ GTVT, vị Tổng giám đốc Geleximco khẳng định tập đoàn là một nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện đầu tư các dự án lớn, trọng điểm trên cả nước. "Tập đoàn Geleximco tự tin có đủ năng lực để triển khai đầu tư đoạn tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình", Tập đoàn Geleximco nêu rõ.

Với đề xuất trên, Tổng giám đốc Vũ Văn Tiền cũng cam kết Geleximco sẽ tổ chức chuẩn bị đầu tư với thời gian ngắn nhất, hiệu quả nhất và nhanh chóng đưa dự án vào thi công xây dựng, sớm hoàn thành công trình để đưa vào khai thác.

Mới đây, ngày 4/7 Văn phòng Chính phủ ban hành thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về việc triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng.

Thông báo nêu rõ đoạn tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý để UBND tỉnh Nam Định chủ trì nghiên cứu triển khai theo phương thức PPP trong giai đoạn 2017-2021.

Tuy nhiên, vào tháng 2/2022, UBND các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình đã đề nghị đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng theo hình thức đầu tư công trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Quá trình lấy ý kiến của các cơ quan liên quan cho thấy, hiện nay, trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn chế, các nguồn vốn nhà nước cơ bản đã phân bổ hết, nên việc chuyển đổi sang hình thức đầu tư công là không khả thi.

Vì vậy, Thủ tướng thống nhất tiếp tục nghiên cứu đầu tư đoạn tuyến cao tốc này theo phương thức PPP, hình thức hợp đồng BOT do nhà đầu tư đề xuất.

Thủ tướng yêu cầu trên cơ sở quy hoạch, tư vấn tiếp tục nghiên cứu đề xuất hướng tuyến ngắn nhất, tránh tối đa việc đi qua khu đô thị, khu đông dân cư để giảm chi phí giải phóng mặt bằng, bảo đảm khả thi, hiệu quả tối ưu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...