Giá Bitcoin ngày 13/5: Bitcoin tăng nhẹ 1,1% trong 24 giờ qua

6h sáng nay 13/5 (giờ Việt Nam), giá Bitcoin trên sàn CoinDesk giao dịch ở mức 28.967 USD, tăng nhẹ 1,1% so với hôm qua, giúp mỗi tiền ảo thêm 339 USD.
Giá Bitcoin ngày 13/5: Bitcoin tăng nhẹ 1,1% trong 24 giờ qua

Dữ liệu thống kê trong 24 giờ qua cho thấy tiền ảo phổ biến và giá trị nhất thế giới giao dịch thấp nhất tại 25.402 USD và cao nhất tại 30.132 USD. 

Theo CoinMarketCap, khối lượng giao dịch Bitcoin trong khoảng thời gian này vào khoảng 66,9 tỷ USD, trong khi vốn hóa thị trường ở mức 551 tỷ USD.

Trên sàn Vicuta, sàn giao dịch được nhiều người Việt quan tâm, giá mua vào Bitcoin giảm xuống 689 triệu đồng, trong khi giá bán cũng bị đẩy về mức 725 triệu đồng.

Đà giảm không phanh của Bitcoin tạm thời bị ngăn lại song giá tiền ảo hàng đầu vẫn rơi khỏi ngưỡng quan trọng 30.000 USD/đồng. Theo giới phân tích, nếu không trở lại ngưỡng này, giá Bitcoin sẽ nguy cơ tiếp tục lao dốc.

Đáng chú ý, dù Bitcoin quay đầu tăng nhẹ song thị trường vẫn chìm trong sắc đỏ. Ethereum mất 5%, Ripple giảm 6,2%, Cardano giảm 7,5%, Solana giảm 10,3%, Dogecoin giảm 2,5%, Polkadot giảm 2,9%...

Tổng vốn hóa toàn thị trường lùi về mức 1.220 tỷ USD, giảm 3,03%.

Bitcoin gần đây có sự tương thông với thị trường chứng khoán Mỹ do ngày càng nhiều nhà đầu tư xem tiền ảo này như một cổ phiếu công nghệ.

Những phiên giao dịch gần đây, chỉ số chứng khoán Mỹ lao dốc mạnh.Lo ngại cũng tràn ngập thị trường tiền mã hóa sau những tin xấu về dự án của Terra. Đồng tiền số ổn định (stablecoin) TerraUSD của dự án này đã bất ngờ giảm gần 100% trong tuần qua.

Các chuyên gia cho rằng, sự sụp đổ của TerraUSD khiến nỗi lo ngại phình to, nhất là khi hầu hết tổ chức đầu tư đã đổ tiền vào tiền mã hóa hồi năm ngoái hiện đều thua lỗ.

Bitcoin vẫn rất dễ tổn thương bởi áp lực bán, nhất là khi ngưỡng quan trọng 28.500 USD/đồng đã bị phá vỡ.

Bên cạnh đó, chính sách thắt chặt tiền tệ của các nước nhằm kiềm chế lạm phát khiến thanh khoản bị thắt chặt và nhà đầu tư rời bỏ tài sản đầu cơ như Bitcoin.

Thị trường tiền ảo cũng đang chịu tác động tiêu cực từ sự căng thẳng giữa EU – Nga cùng diễn biến khó lường của đại dịch COVID-19. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm