Theo CoinMarketCap, khối lượng giao dịch Bitcoin trong thời gian này vào khoảng 25,6 tỷ USD, vốn hóa thị trường ở mức 369,8 tỷ USD. Trên sàn Vicuta, giá mua vào Bitcoin giảm xuống mức 453,3 triệu đồng, trong khi giá bán ra là 476,2 triệu đồng.
Ngoài Bitcoin, loạt tiền ảo vốn hóa lớn tiếp tục lao dốc không phanh. Cụ thể, trên CoinDesk, giá Ethereum giảm 4,7%, Binance Coin giảm 1,28%, Ripple giảm 0,22%, Solana giảm 1,33%, Cardano giảm 2,7%, Stellar giảm 0,5%, Dogecoin gảm 2,1%...
Tổng vốn hóa toàn thị trường giảm 2,3% về 869 tỷ USD.
Theo giới phân tích, thị trường tiền ảo, trong đó có Bitcoin tiếp tục đối mặt nhiều áp lực do bức tranh kinh tế vĩ mô thế giới vẫn phức tạp và sự ngoài nghi của giới đầu tư. Nhiều tổ chức nắm giữ Bitcoin đang tỏ ra nhạy cảm với sự biến động của nền kinh tế. Nếu tăng trưởng kinh tế thế giới không khả quan, lạm phát mạnh hơn và vấn đề địa chính trị tiếp tục diễn biến phức tạp, giá Bitcoin có thể tiếp tục giảm.
Khảo sát MLIV Pulse mới nhất của Bloomberg cho thấy, 60% trong tổng số 950 nhà đầu tư được hỏi dự báo tiền ảo Bitcoin nhiều khả năng sẽ lao dốc xuống 10.000 USD. Trong khi chỉ 40% cho rằng tiền ảo này có thể phục hồi trở lại mốc 30.000 USD.
Theo ông Jared Madfes, nhà quản lý tại hãng đầu tư mạo hiểm Tribe Capital, đây là thời điểm nhà đầu tư rất dễ sợ hãi, không chỉ trong lĩnh vực tiền điện tử mà nói chung trên toàn thế giới. “Dự báo về việc Bitcoin sẽ giảm thêm nữa phản ánh nỗi sợ hãi cố hữu của nhà đầu tư trên thị trường”, ông Jared Madfes nhận định.
Tính từ đầu năm 2022, Bitcoin đã mất hơn 56% giá trị. Mối lo lạm phát và suy thoái kinh tế khiến các nhà đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi những tài sản rủi ro cao như tiền ảo.