Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ 2 thế giới

Đầu tháng 2, cùng với đà tăng của giá gạo xuất khẩu trên thế giới tăng mạnh, giá gạo xuất khẩu Việt Nam cũng đạt mức cao nhất trong vòng 2 năm qua, chỉ đứng sau giá gạo xuất khẩu của Thái Lan...
giá gạo xuất khẩu

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, cập nhật đến ngày 8/2, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam loại 5% tấm giao dịch ở 473 USD/tấn, gạo 25% tấm 448 USD/tấn, tương ứng tăng khoảng 10 USD so với cuối tháng 1. Đây là mức giá cao nhất trong vài năm qua.

Tuy nhiên, mức giá này hiện vẫn thấp hơn gạo Thái Lan gần 20 USD và thấp hơn gạo Pakistan 10 USD/tấn. Trước đó, vào tháng 12/2022, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam duy trì ở mức cao nhất thế giới với khoảng 438 USD/tấn; gạo 25% ở mức 418 USD/tấn (cao hơn gạo Thái Lan cùng loại khoảng 20 USD/tấn).

Trong tháng 1/2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam ước đạt 400.000 tấn với giá trị 203 triệu USD, giảm lần lượt 20,9% và 17,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu sẽ còn tiếp tục tăng cao do những bất ổn về kinh tế, chính trị, xung đột giữa Nga và Ukraine chưa có hồi kết. Các quốc gia có nhu cầu dự trữ lương thực nhiều hơn.

Cụ thể, các khách hàng nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Philippines, châu Phi, châu Âu… đang tích cực thu mua gạo dự trữ. Riêng Philippines - thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam, đã quyết định duy trì thuế nhập khẩu ở mức 35% (trước đây mức thuế là 45 - 50%)

Do đó, giá gạo xuất khẩu Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới với những mức giá… chưa từng có.

Hiện nay, mỗi năm Việt Nam sản xuất từ 22 - 23 triệu tấn gạo, trong đó xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 15%. Vì vậy, dư địa để gia tăng sản lượng xuất khẩu là khá lớn.

Chính phủ cũng đang xem xét phê duyệt đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu để thúc đẩy ngành hàng lúa gạo phát triển một cách vượt bậc, vừa về chất vừa về giá trị.

Những vùng lúa chất lượng cao này sẽ phải áp dụng các quy trình canh tác bền vững, sử dụng nguyên liệu đầu vào theo hướng giảm phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, góp phần vào thực hiện các cam kết giảm phát thải khí nhà kính của Chính phủ, bảo vệ môi trường sinh thái, đóng góp cho đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu hiệu quả cao.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm