Ngày 12/1, nhiều tỉnh thành trên cả nước có giá lợn hơi tăng 1.000 – 2.000 đồng/kg. Dựa theo mức tăng này, miền Bắc hiện đang có mức giá lợn hơi cao nhất cả nước. Hai miền còn lại có mức giá tương đương nhau.
Giá lợn hơi tại miền Bắc
Tại khu vực phía Bắc, giá lợn hơi đồng loạt tăng từ 1.000 – 2.000 đồng/kg và dao động trong khoảng 51.000 - 53.000 đồng/kg. Sau khi tăng 2.000 đồng/kg, Bắc Giang có giá thu mua lợn hơi là 53.000 đồng/kg.
Cùng mức giá đó được ghi nhận tại Hưng Yên, Phú Thọ, Thái Bình và Hà Nội sau khi tăng 1.000 đồng/kg. Nam Định và Ninh Bình là 2 tỉnh có mức giá thấp nhất khu vực với 51.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Trung – Tây Nguyên
Giá lợn hơi tại khu vực này tăng từ 1.000 – 2.000 đồng/kg và dao động trong khoảng 49.000 - 51.000 đồng/kg. Cụ thể, sau khi tăng 2.000 đồng/kg, giá lợn hơi tại Hà Tĩnh lên mức 51.000 đồng/kg, cao nhất khu vực cùng với Nghệ An.
Lợn hơi tại Quảng Trị, Khánh Hòa, Đắk Lắk đang có giá thu mua là 49.000 đồng/kg sau khi tăng 1.000 đồng/kg. Các địa phương khác trong khu vực không ghi nhận biến động mới.
Giá lợn hơi tại miền Nam
Giá lợn hơi miền Nam tăng nhẹ 1.000 đồng/kg, dao động quanh mức 49.000 - 51.000 đồng/kg. Theo đó, Long An, Vĩnh Long và Cà Mau đang có mức giao dịch lợn hơi cao nhất khu vực là 51.000 đồng/kg.
Sau khi tăng 1.000 đồng/kg, giá lợn hơi tại Sóc Trăng lên mức 50.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, mức giá thấp nhất khu vực 49.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hậu Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, Bến Tre.
Theo Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Phạm Kim Đăng, với sản lượng thịt hơi các loại đạt 7,79 triệu tấn, tăng 6,38%, dự báo nguồn cung thực phẩm Tết Nguyên đán 2024 rất dồi dào.
Đến thời điểm này, tình hình chăn nuôi của các doanh nghiệp, trang trại vẫn khá ổn định. Tỷ lệ đàn lợn hiện có cơ bản đáp ứng được yêu cầu tiêu thụ từ nay đến Tết nguyên đán Giáp Thìn.
Ngoài ra, theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), trong năm 2024, sàn giao dịch thịt lợn TP.HCM sẽ được đưa vào hoạt động.
Sàn được thành lập và phát triển trên cơ sở hạ tầng của MXV bao gồm nhưng không giới hạn hệ thống giao dịch, hệ thống thanh toán, trung tâm thanh toán bù trừ, trung tâm giao nhận hàng hóa, cung cấp thông tin thị trường và giao dịch các loại hợp đồng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Khi đi vào vận hành, sàn sẽ giúp người chăn nuôi và người tiêu dùng không bị thao túng giá, quyền lợi được bảo vệ và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được nâng cao.