Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước
Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Những ngày qua, giá xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất tính từ tháng 7/2023 do lo ngại về nhu cầu nhập khẩu của Indonesia trong năm tới, trong khi giá gạo của Ấn Độ giữ ổn định gần mức thấp nhất trong 15 tháng do nguồn cung tăng.

Thông tin từ các thương nhân, gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 515-520 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2023. Con số này giảm so với mức 520-525 USD/tấn của tuần trước. Theo một thương nhân tại TP.HCM, khi giá gạo nhập khẩu vào một quốc gia có xu hướng giảm nhẹ có thể phản ánh thực tế là nước này sẽ không nhập khẩu gạo vào năm 2025

Đối với Indonesia, thị trường lớn nhập khẩu gạo Việt Nam sau Philippines, trong giai đoạn từ tháng 1-10/2024, Indonesia nhập khẩu 1,1 triệu tấn gạo của Việt Nam, chiếm 14,2% tổng lượng gạo xuất khẩu.

Trước những thông tin về việc Indonesia có thể giảm nhu cầu nhập khẩu gạo trong năm tới, hầu hết các thương nhân Việt Nam vẫn vững tin vào thị trường tiềm năng này. Một thương nhân ở tỉnh An Giang, đồng bằng sông Cửu Long tin rằng Indonesia sẽ tiếp tục nhập khẩu gạo từ Việt Nam vào năm tới.

Còn theo một thương nhân khác, Philippines trước đó cũng cho biết sẽ giảm nhập khẩu gạo nhưng cuối cùng lại nhập khẩu nhiều hơn.

Mới thời điểm đầu tháng 11, Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) đã công bố kết quả đấu thầu nhập khẩu 500.000 tấn gạo, trong số này có ba doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu 83.500 tấn gạo loại 5% tấm. Theo đó, Tổng công ty lương thực miền Bắc (Vinafood 1) trúng thầu ở LOT 7 (LOT là số lượng đơn vị được tiêu chuẩn hóa của một tài sản được giao dịch) với khối lượng 28.500 tấn; Công ty Ngọc Quang Phát trúng thầu ở LOT 8 với khối lượng 29.000 tấn; Công ty cổ phần tập đoàn Vinacam trúng thầu ở LOT 13 với khối lượng 26.000 tấn.

Trong khi đó, Thái Lan trúng thầu với tổng khối lượng 200.500 tấn; Pakistan giành được hợp đồng với khối lượng 81.500 tấn; Ấn Độ đạt 54.500 tấn và Myanmar là 29.000 tấn. Về giá bán, cả ba doanh nghiệp của Việt Nam đều trúng thầu với mức giá 510 đô la Mỹ/tấn (giá CNF- Cost And Freigh).

Báo cáo của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 8 tháng đầu năm nay, Indonesia là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam với tổng khối lượng xuất khẩu vào đây đạt gần 914.000 tấn, trị giá khoảng 558 triệu đô la, lần lượt tăng 27 và 54% về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Trước đó, Indonesia có kế hoạch nhập khẩu tổng cộng 3,6 triệu tấn gạo trong năm 2024 nhằm bổ sung cho tiêu dùng nội địa, bởi thời tiết bất lợi có ảnh hưởng đáng kể đến nguồn gạo sản xuất trong nước.

Xem thêm

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Có thể bạn quan tâm

Giá vàng tiếp tục tăng

Giá vàng tiếp tục tăng

Giá vàng thế giới vẫn tăng mạnh dù đồng USD leo thang, trong nước, vàng miếng SJC thêm nửa triệu đồng/lượng ở cả chiều mua - bán...