Giá lợn hơi ngày 12/11: Miền Nam giao dịch cao nhất cả nước

Trong tuần qua, giá lợn hơi biến động tăng giảm không đồng nhất. Hiện tại, miền Nam là khu vực ghi nhận mức cao nhất là 55.000 đồng/kg…

Giá lợn hơi (12/11) không ghi nhận biến động

Giao dịch lợn hơi (12/11) đi ngang trên cả nước. Mức thu mua ghi nhận được dao động trong khoảng 49.000 - 55.000 đồng/kg.

Miền Bắc: Ổn định sau phiên giảm 11/11

Giá lợn hơi tại khu vực này không ghi nhận biến động sau phiên ngày hôm qua, dao động trong khoảng 49.000 – 50.000 đồng/kg.

Cụ thể, mức giá thấp nhất được ghi nhận tại Lào Cai, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Ninh Bình và Tuyên Quang với 49.000 đồng/kg.

Ngược lại, giá giao dịch cao nhất là 50.000 đồng/kg tại Bắc Giang, Yên Bái, Hưng Yên, Nam Định, Phú Thọ, Thái Bình, Hà Nam, Hà Nội.

Bảng giá lợn hơi ngày 12/11 tại miền Bắc

Miền Trung – Tây Nguyên: Không biến động

Hôm nay, giá lợn hơi đi ngang toàn khu vực, giao dịch trong khoảng 49.000 - 53.000 đồng/kg.

Theo đó, Lâm Đồng và Bình Thuận có mức thu mua cao nhất khu vực với 53.000 đồng/kg. Thấp hơn một chút là Ninh Thuận với 51.000 đồng/kg.

Mức giá thấp nhất khu vực 49.000 đồng/kg được ghi nhận tại Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Các địa phương còn lại giao dịch với giá 50.000 đồng/kg.

Bảng giá lợn hơi ngày 12/11 tại miền Trung - Tây Nguyên

Miền Nam: Giữ mức giá cao nhất cả nước

Giá giao dịch lợn hơi tại miền Nam dao động từ 51.000 – 55.000 đồng/kg. Đây là khu vực có mức giá bình quân cao nhất cả nước.

Trong đó, Cà Mau là địa phương có mức giá cao nhất khu vực và cả nước với 55.000 đồng/kg. Giao dịch thấp nhất khu vực là Bến Tre với 51.000 đồng/kg.

Các địa phương khác ổn định, ghi nhận giá lợn hơi dao động quanh mức 52.000 – 53.000 đồng/kg.

Bảng giá lợn hơi ngày 12/11 tại miền Nam

Tính chung, trong tuần qua, giá lợn hơi biến động tăng, giảm không đồng nhất. Ghi nhận trong ngày cuối tuần (12/11), giá lợn hơi trung bình tại miền Bắc đứng ở mức 50.380 đồng/kg, miền Trung – Tây Nguyên đứng ở mức 50.850 đồng/kg và miền Nam ở mức 53.000 đồng/kg.

Hiện nay, dịch tả lợn Châu Phi vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại và tiếp tục tái phát tại một vài địa phương. Đây là thách thức với ngành chăn nuôi từ nay đến cuối năm khi nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tăng cao.

Theo Cục Chăn nuôi, cả nước hiện có 269 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp dạng hỗn hợp hoàn chỉnh với tổng công suất thiết kế đạt 43,2 triệu tấn. Trong đó, 90 nhà máy thuộc sở hữu của doanh nghiệp FDI (chiếm 33,5% về số lượng; 51,3% về công suất thiết kế).

Trong giai đoạn này, cơ cấu sản lượng thực tế thức ăn chăn nuôi đang thay đổi theo xu hướng tăng dần tỷ trọng của các doanh nghiệp FDI và giảm dần của các doanh nghiệp trong nước.

Dự kiến, năm 2023, cơ cấu sản lượng thức ăn chăn nuôi sẽ tiếp tục thay đổi theo xu hướng trên do Tập đoàn Masan (sản lượng chiếm khoảng 6% tổng sản lượng cả nước) đã bán toàn bộ mảng thức ăn chăn nuôi cho công ty De Heus (Hà Lan).

Có thể bạn quan tâm