Giá lợn hơi ngày 1/7: Vĩnh Phúc và Phú Thọ có mức giao dịch cao nhất

Giá lợn hơi ngày 1/7, miền Bắc và và miền Trung - Tây Nguyên xu hướng tăng nhẹ, trong khi miền nam giảm sau nhiều ngày tăng giá...

Giá lợn hơi ngày 1/7 ghi nhận giao dịch trong khoảng từ 58.000 đồng/kg đến 64.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tại miền Bắc

Tại thị trường miền Bắc, giá lợn hơi đang giao dịch ở mức 62.000 - 64.000 đồng/kg. Trong đó Phú Thọ, Thái Bình và Vĩnh Phúc ghi nhận lên mức 64.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg - mức giá cao nhất khu vực. Ngoài ra, Yên Bái và Hà Nội cũng giao dịch ở mức 63.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg. 

giá lợn hơi
Bảng giá lợn hơi ngày 1/7 tại miền Bắc

Khu vực miền Trung – Tây Nguyên

Giá lợn hơi tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên ghi nhận giá bình quân dao động trong khoảng 58.000 – 63.000 đồng/kg.

Trong đó, Thanh Hóa ghi nhận mức giá thu mua là 63.000 đồng/kg. Đây cũng là mức giá cao nhất toàn khu vực. Riêng Khánh Hòa ghi nhận mức tăng 1.000 đồng, giá giao dịch 60.000 đồng/kg. Các địa phương khác giữ nguyên giá trong khoảng từ 59.000 đồng/kg - 62.000 đồng/kg.

giá lợn hơi
Bảng giá lợn hơi ngày 1/7 tại miền Trung - Tây Nguyên

Giá lợn hơi tại miền Nam

Khu vực miền Nam ghi nhận giao dịch trong quãng từ 58.000 đồng/kg - 61.000 đồng/kg. Mức giá thấp nhất là 58.000 đồng/kg, được ghi nhận tại Đồng Tháp và Sóc Trăng, giảm 1.000 đồng/kg - 2.000 đồng/kg.  Mức giá cao nhất là tại Đồng Nai, Long An và Cần Thơ với giá 61.000 đồng/kg.

giá lợn hơi
Bảng giá lợn hơi ngày 1/7  tại miền Nam

Tổng Cục thống kê đánh giá, trong 6 tháng đầu năm, chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định nhờ dịch bệnh được kiểm soát. Tuy nhiên, người chăn nuôi vẫn cần theo dõi sát tình hình thị trường, các cơ quan chức năng cung cấp thông tin kịp thời, kiểm soát tình hình chăn nuôi tại địa phương, không nên tăng đàn ồ ạt dẫn tới tình trạng dư thừa nguồn cung, giá bán giảm sâu gây thua lỗ cho người chăn nuôi. 

Để ngành chăn nuôi phát triển ổn định và lâu dài, Tổng Cục thống kê khuyến cáo các cơ quan quản lý cần đưa ra các định hướng, biện pháp tháo gỡ khó khăn từ ngắn hạn đến dài hạn. Hướng dẫn doanh nghiệp và người dân các điều kiện để chăn nuôi an toàn sinh học, khả năng kiểm soát dịch bệnh, bao tiêu sản phẩm đầu ra; nghiên cứu và đề xuất chính sách hỗ trợ sản xuất con giống và ưu đãi tín dụng cho người chăn nuôi.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm