Giao dịch lợn hơi (21/11) tăng trở lại tại nhiều tỉnh thành. Mức giá ghi nhận dao động từ 49.000 – 53.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Bắc
Theo ghi nhận, giá lợn hơi miền Bắc tăng cao nhất 3.000 đồng/kg, dao động từ 50.000 - 52.000 đồng/kg.
Cụ thể, Hà Nam và Tuyên Quang cùng tăng 3.000 đồng/kg, giá thu mua lần lượt là 51.000 đồng/kg và 52.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, Hà Nội tăng 2.000 đồng/kg, có giá giao dịch là 52.000 đồng/kg.
Các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Ninh Bình tăng nhẹ 1.000 đồng và dao động quanh mức 50.000 - 52.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi tại Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội và Tuyên Quang được ghi nhận cao nhất khu vực với 52.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Trung – Tây Nguyên
Thị trường lợn hơi tại khu vực này giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg, giao dịch trong khoảng 49.000 - 51.000 đồng/kg.
Theo đó, sau khi tăng 1.000 đồng/kg, lợn hơi tại Nghệ An và Hà Tĩnh ghi nhận giao dịch ở mức 49.000 đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất cùng Thừa Thiên Huế và Khánh Hòa.
Lợn hơi tại Thanh Hóa và Đắk Lắk cùng thu mua chung mức 50.000 đồng/kg, sau khi tăng lần lượt 1.000 đồng/kg và 2.000 đồng/kg. Các địa phương khác ghi nhận mức giá khoảng 49.000 - 51.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Nam
Giá lợn hơi hôm nay tại đây ghi nhận mức tăng giảm không đồng nhất tại một vài địa phương, từ 50.000 – 53.000 đồng/kg. Đây cũng là vùng có bình quân giá cao nhất cả nước.
Theo đó, sau khi giảm 2.000 đồng/kg, Kiên Giang đang thu mua lợn hơi với giá 51.000 đồng/kg. Đây cũng là mức giá được ghi nhận tại Sóc Trăng sau khi tăng 1.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại vẫn giữ nguyên mức giá. Trong đó, Cà Mau có giá lợn hơi cao nhất khu vực và cả nước với 53.000 đồng/kg.
Theo ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, thời gian tới, sau khi người chăn nuôi bán đi lượng lợn quá lứa, giảm đàn, cùng với nhu cầu tiêu thụ dịp Tết Nguyên đán cao, giá lợn hơi sẽ tăng trở lại.
Ngoài ra, Hiệp hội cũng khuyến cáo dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến khá phức tạp, các chủ trại lưu ý các biện pháp an toàn sinh học, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
Theo các nhà khoa học, virus dịch tả lợn Châu Phi chỉ xuất hiện khi lợn có dấu hiệu lâm sàng như: sốt, bỏ ăn hoặc ăn ít, đỏ da. Sau đó, phải mất từ hai đến ba ngày thì lợn bệnh mới bài thải virus ra môi trường và tiếp tục phải mất thêm từ một đến hai ngày nữa thì mới gây bệnh cho lợn khác trong cùng một chuồng nuôi.
Thời gian ba ngày này được gọi là “giờ vàng”, đủ để người chăn nuôi khẩn trương tiêu hủy lợn bệnh, không để virus có trong lợn bệnh lây lan sang số lợn khỏe cùng nuôi trong chuồng.