Theo ghi nhận, giá lợn hơi (22/11) giảm cao nhất 2.000 đồng/kg ở khu vực phía Nam, dao động trong khoảng 49.000 - 53.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Bắc
Giao dịch lợn hơi tại khu vực này đồng loạt đi ngang, dao động trong khoảng 50.000 - 52.000 đồng/kg.
Trong đó, mức giá cao nhất khu vực 52.000 đồng/kg được ghi nhận tại Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Tuyên Quang.
Thấp hơn một chút là Hưng Yên và Hà Nam với 51.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại có giá lợn hơi là 50.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Trung – Tây Nguyên
Giá lợn hơi hôm nay dao động trong khoảng 49.000 – 51.000 đồng/kg. Theo đó, mức giá thấp nhất khu vực 49.000 đồng/kg được ghi nhận tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế và Khánh Hòa.
Ngược lại, Lâm Đồng và Ninh Thuận là nơi có mức giá cao nhất với 51.000 đồng/kg. Các địa phương khác không ghi nhận biến động giá.
Giá lợn hơi tại miền Nam
Khu vực phía Nam giảm lác đác 1.000 – 2.000 đồng/kg tại một vài nơi, dao động quanh mức 49.000 - 53.000 đồng/kg. Mức giá cao nhất khu vực 53.000 đồng/kg được ghi nhận tại Cà Mau.
Sau khi giảm 1.000 đồng/kg, Kiên Giang và Sóc Trăng đang cùng thu mua lợn hơi ở mức 50.000 đồng/kg, ngang bằng với Bình Phước, Bình Dương, Hậu Giang, Bến Tre.
Bên cạnh đó, lợn hơi tại Trà Vinh giảm 2.000 đồng/kg xuống 49.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Các địa phương còn lại có giá lợn hơi từ 51.000 – 52.000 đồng/kg.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo sửa đổi, bổ sung nghị định 26 về biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công an và một số hiệp hội kiến nghị điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN (thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi) của mặt hàng khô dầu đậu tương từ 2% xuống 0%.
Mặt hàng khô dầu đậu tương là một trong những nguyên liệu quan trọng để sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong nước cũng đã sản xuất được một phần (như một số nhà máy ép dầu ăn sản xuất).
Theo Bộ Tài chính, hiện nay, cơ bản mức thuế suất MFN các mặt hàng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi đều đã ở mức rất thấp, để bảo hộ sản xuất trong nước phù hợp với khả năng đáp ứng thị trường trong nước.
Việc điều chỉnh giảm mức thuế suất MFN có thể dẫn đến giảm nhu cầu, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước và tăng sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Qua đó, tác động trực tiếp tới hoạt động chăn nuôi của doanh nghiệp và đời sống của người dân.
Vì vậy, Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án. Phương án thứ nhất là giữ nguyên mức thuế suất MFN đối với mặt hàng khô dầu đậu tương như hiện hành. Phương án thứ hai là điều chỉnh mức thuế suất MFN đối với mặt hàng khô dầu đậu tương từ 2% xuống 1%.