Giá lợn hơi hôm nay tăng nhẹ 1.000 – 2.000 đồng/kg tại miền Trung – Tây Nguyên và miền Nam. Trong khi đó, miền Bắc không ghi nhận sự biến động về giá.
Giá lợn hơi tại miền Bắc
Hôm nay, giá lợn hơi tại miền Bắc không biến động, dao động trong khoảng 55.000 – 57.000 đồng/kg. Cụ thể, giá lợn hơi cao nhất khu vực được ghi nhận tại Bắc Giang, Yên Bái, Hà Nam và Ninh Bình với 57.000 đồng/kg.
Giá giao dịch thấp nhất là 55.000 đồng/kg được ghi nhận ở Thái Nguyên, Hà Nội và Tuyên Quang. Các địa phương còn lại có giá lợn hơi là 56.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Trung – Tây Nguyên
Tại đây, giá lợn hơi tăng 1.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 52.000 – 56.000 đồng/kg. Sau khi tăng 1.000 đồng/kg, giá thu mua lợn hơi tại Bình Thuận lên mức 56.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất khu vực cùng với Nghệ An.
Cùng mức tăng, Khánh Hòa hiện có giá lợn hơi ở mức 53.000 đồng/kg. Mức giá thấp nhất 52.000 đồng/kg được ghi nhận tại Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Giá lợn hơi tại miền Nam
Giá lợn hơi miền Nam tăng 1.000 – 2.000 đồng/kg, dao động quanh mức 51.000 - 56.000 đồng/kg. Theo đó, lợn hơi tại Vũng Tàu tăng 1.000 đồng/kg lên 56.000 đồng/kg, cao nhất khu vực cùng với Đồng Nai.
Cũng tăng 1.000 đồng/kg, giá lợn hơi tại Bình Phước và Hậu Giang lần lượt lên mức 55.000 đồng/kg và 53.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, sau khi tăng 2.000 đồng/kg, Kiên Giang và Sóc Trăng đang thu mua với mức giá là 54.000 đồng/kg và 53.000 đồng/kg.
Theo Cục Chăn nuôi, năm 2023, tổng khối lượng lợn xuất khẩu đạt 12.276 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam ước đạt gần 63,3 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ 2022 (49,314 triệu USD).
Việt Nam ước nhập khoảng 114.000 tấn thịt lợn (chiếm gần 3% tổng tiêu thụ thịt lợn trong nước). Lượng nhập khẩu thịt lợn năm 2023 tương đương 2022 nhưng nhập khẩu phụ phẩm ăn được từ lợn năm 2023 tăng 77%.
Bên cạnh đó, nước ta đã nhập 5.457 con lợn giống cấp cụ kỵ, ông bà và bố mẹ. Trong đó, nhập 3.746 lợn cái giống và 1.711 lợn đực giống.
Đối với thức ăn chăn nuôi, ước tính cả năm 2023, nước ta nhập khẩu 16,8 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, chưa bao gồm nguyên liệu nguồn gốc từ động vật. Trong đó, một số nguyên liệu nhập khẩu chính gồm ngô hạt 7 triệu tấn, khô dầu các loại 4,9 triệu tấn, lúa mì và lúa mạch 1,4 triệu tấn, DDGS 1,15 triệu tấn, cám các loại 474.000 tấn, tấm và gạo 414.000 tấn, đậu tương hạt 343.000 tấn, thức ăn bổ sung 527.000 tấn.