Giá vàng ngày 8/3: Tiếp tục tăng mạnh, vượt kỷ lục 2.000 USD/ounce

Giá vàng hôm nay biến động dữ dội khi các yếu tố liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine có diễn biến mới, thị trường chứng khoán quốc tế bị bán tháo.
Giá vàng ngày 8/3: Tiếp tục tăng mạnh, vượt kỷ lục 2.000 USD/ounce

Giá vàng quốc tế

6h sáng nay, giá vàng thế giới trên sàn Kitco giao dịch ở mức 1.999 USD/ounce, tăng 10 USD so với đầu giờ sáng qua. Trong phiên, có thời điểm giá vàng đạt ngưỡng 2.004 USD/ounce.

Ngân hàng Commerzbank cho biết giá vàng leo thang phản ánh tâm lý lo ngại rủi ro của giới đầu tư. Trong bối cảnh khủng hoảng ở Ukraine vẫn tiếp diễn, các nhà đầu tư có khả năng tiếp tục tìm nơi ẩn náu an toàn là vàng.

Đêm 7/3 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.975 USD/ounce. Vàng giao tháng 4 trên sàn Comex New York ở mức 1.976 USD/ounce.

Giá vàng thế giới đêm 7/3 cao hơn khoảng 1,8% (34 USD/ounce) so với đầu năm 2021. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 55,9 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 17 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 7/3.

Giá vàng trên thị trường quốc tế biến động mạnh sau cú tăng vọt trong phiên đầu tuần sau khi quốc hội Mỹ tính cấm nhập khẩu dầu khí từ Nga và Moscow cũng có phương án khiến châu Âu giá lạnh.

Trong ngày đầu tuần, vàng trải qua một phiên tăng mạnh hiếm có khi mà thế giới giới đầu tư phản ứng mạnh với tin xấu từ cuộc chiến Nga-Ukraine. Theo đó, Quốc hội Mỹ đang bàn thảo một dự luật cấm nhập khẩu dầu và khí đốt từ Nga và Nga có thể gián đoạn nguồn cung dầu lửa khí đốt sang EU và Thổ Nhĩ Kỳ.

Chiến sự Nga - Ukraine căng thẳng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Đàm phán về vấn đề hạt nhân của Iran bị vướng mắc khi Nga và Trung Quốc đưa ra thêm yêu cầu. Kỳ vọng dầu của Iran cung ứng vào thị trường, bù đắp phần nào dầu lửa thiếu từ Nga cũng đã tiêu tan.

Thông tin từ RT cho biết, Nga sẽ tạm dừng đường ống Yamal-Europe nguồn cung cấp khí đốt sang hướng Tây. Động thái này sẽ khiến châu Âu, đặc biệt là Đức, gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn cung ứng thay thế.

Vàng tăng mạnh không chỉ do giới đầu tư tìm nơi ẩn náu ở mặt hàng kim loại này, mà còn do mặt hàng có quan hệ mật thiết với vàng là dầu tăng dựng đứng.

Ngay khi mở cửa phiên đầu tuần mới, giá dầu thô có lúc tăng gần 20% trong vài phút lên gần ngưỡng 140 USD.

Trên Reuters, đại diện Saxo Bank cho rằng, căng thẳng không chỉ tác động đến nhu cầu mua trú ẩn, mà quan trọng hơn, nó còn ảnh hưởng đến lạm phát, tăng trưởng và dự báo nâng lãi suất của các ngân hàng trung ương.

Vàng hiện ở quanh ngưỡng 2.000 USD/ounce. Trong nước, giá vàng trong phiên đầu tuần tăng gần 4 triệu đồng lên 74 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá bất chấp đồng USD cũng tăng vọt, lên mức cao nhất trong 2 năm qua.

Nhà phân tích Carsten Menke của Julius Baer cho biết: “Mức độ nghiêm trọng của chiến sự ở Ukraine và sự không chắc chắn xung quanh quỹ đạo tương lai của nó đã thúc đẩy hoạt động mua vàng trên diện rộng từ những nhà đầu tư tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn, đẩy giá lên mức 2.000 USD/ounce”.

Các nhà phân tích cho biết, lo ngại về nguồn cung kim loại từ Nga, nhà sản xuất chủ chốt, sẽ tiếp tục siết chặt thị trường hơn nữa.

Theo Rajan Dhall viết trên Kitco News, ngày 7/3, Ngân hàng Trung ương Nga cho biết sẽ tiếp tục mua vàng từ thị trường nội địa.

Đây là một trong các nỗ lực nhằm thực hiện các biện pháp giúp ổn định tài chính trong trong nước bối cảnh các quốc gia phương Tây áp hàng loạt lệnh trừng phạt đối với Moscow. Việc gom vàng cũng được triển khai khi đồng Ruble và chứng khoán Nga lao dốc trong những phiên vừa qua.

Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), Nga nắm giữ gần 2.300 tấn vàng, tương đương 21% tổng kho dự trữ vào cuối tháng 1/2021.

Tuy nhiên, Krishan Gopaul, Gám đốc tình báo thị trường tại WGC cho biết: "Không có dấu hiệu nào được đưa ra về quy mô mua hàng trong tương lai (của Nga), nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi động thái này”.

Giá vàng trong nước

Mở cửa phiên giao dịch 7/3, Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý, giá vàng SJC tăng 600 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và 500 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên hôm trước, niêm yết ở mức 68,6 - 69,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 68 - 69,02 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), không đổi so với cuối phiên hôm trước.

Tổng hợp giá vàng SJC tại các thương hiệu kinh doanh lớn trong nước tại thời điểm chốt phiên ngày 7/3:

Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở 71,7 – 73,5 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Doji hiện niêm yết giá vàng SJC tại: 71,5 – 73,5 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại: 71,0 – 73,2 triệu đồng/lượng.

Hệ thống PNJ niêm yết tại: 70,9 – 74,0 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại: 71,3 – 73,5 triệu đồng/lượng. Giá vàng 999,9, thương hiệu vàng Rồng Thăng Long giao dịch tại 56,02 – 57,42 triệu đồng/lượng. Giá vàng trang sức giao dịch tại 55,6 – 57,2 triệu đồng/lượng.

Có thể bạn quan tâm