Sở GTVT TP.HCM kiến nghị việc “xử phạt nguội” thông qua các trạm kiểm tra tải trọng xe

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát tải trọng phương tiện Sở GTVT TP.HCM kiến nghị Bộ GTVT xem xét cho phép triển khai “xử phạt nguội” thông qua các trạm kiểm tra tải trọng xe đã đầu tư trên địa bàn.
Sở GTVT TP.HCM kiến nghị việc “xử phạt nguội” thông qua các trạm kiểm tra tải trọng xe

Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM kể từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị 32/CT-TTg ngày 25/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông, qua công tác phối hợp liên ngành, cũng như thanh tra, kiểm tra độc lập theo thẩm quyền, Thanh tra Sở đã kiểm tra 13.350 phương tiện, phát hiện và lập biên bản tổng cộng 11.383 trường hợp vi phạm đối với 5.965 phương tiện về quá tải, quá khổ, với tổng số tiền xử phạt 158,991 tỷ đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn là 3.422 trường hợp.

Theo đánh giá của Sở GTVT thành phố, kể từ khi có Chỉ thị 32, tình hình phương tiện chở hàng quá tải trọng có chiều hướng giảm; ý thức chấp hành của người điều khiển phương tiện, chủ phương tiện, chủ hàng hóa được tốt hơn; góp phần làm giảm tai nạn giao thông, hạn chế hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, cơ bản đạt được mục tiêu đề ra.

Hơn nữa, việc đầu tư và đưa vào sử dụng hệ thống kiểm soát tải trọng xe tự động mang lại nhiều kết quả tích cực, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Thanh tra Sở GTVT, phù hợp với xu hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Do đó, nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát tải trọng phương tiện trên cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng, Sở GTVT kiến nghị Bộ GTVT xem xét cho phép triển khai “xử phạt nguội” thông qua các trạm kiểm tra tải trọng xe đã đầu tư trên địa bàn.

Đồng thời, sớm có hướng dẫn về công tác đầu tư, khai thác và duy tu, bảo vệ hệ thống kiểm tra tải trọng xe làm cơ sở để triển khai thực hiện trong thời gian tới.

Ngoài ra, Sở GTVT thành phố cũng kiến nghị bộ ngành nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính theo hướng “xử phạt nguội” hoàn toàn tự động như các nước phát triển, không thực hiện bước xác minh hành vi vi phạm và sớm ban hành sửa đổi Luật Giao thông đường bộ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.